Định hướng hoạt dộng kinh doanh và phát triển dịch vụ TTKDTM tại Chi nhánh NHNN & PTNT Bách khoa.

Một phần của tài liệu Giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHNNo Bách Khoa (Trang 58 - 60)

Năm 2007 là năm đầu tiên đất nước ta là thành viên của WTO. Nhìn từ góc độ kinh doanh, phát triển dịch vụ thanh toán là một trong những mặt quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng hiện đại. Mặc dù thị trường thanh toán qua ngân hàng chưa phát triển mạnh ở Việt Nam nhưng tương lai sẽ có những bước tiến mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đây là thị trường tiềm năng quan trọng mà ngân hàng nên chú ý đầu tư đón đầu để khai thác kịp thời. Do đó đòi hỏi ngành NH cũng phải dần tự hoàn thiện mình để bắt kịp với xu hướng phát triển chung của toàn thế giới.

Chúng ta đang sống trong một thế giới công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại nên ngành NH cũng phải thay đổi và phát triển theo chiều hướng tiếp cận nhanh nhất với khoa học công nghệ và thông tin. Các NH trong hệ thống đang trong giai đoạn hiện đại hoá thanh toán do WB tài trợ, Chi nhánh NHNN & PTNT Bách Khoa không nằm ngoài quá trình này.

Trong những năm qua chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên để chi nhánh ngày càng phát triển và đáp ứng tốt trong hoạt động kinh doanh cũng như trong hoạt động TTKDTM thì những vấn đề cần được ưu tiên trong thời gian tới là:

- Phát triển các hình thức TTKDTM để phục vụ cho sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế:

Thực trạng nền kinh tế hiện nay đò hỏi phải có phương thức thanh toán với nhiều hình thức thanh toán nhanh chóng, an toàn, thuận tiện phục vụ tốt nhất mọi giao dịch thanh toán đa dạng, phức tạp của khách hàng. Do đó khi lựa chọn phát triển các hình thức TTKDTM phải luôn tạo thuận lợi luân chuyển vốn nhanh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển đảm bảo yêu cầu hội nhập của nền kinh tế nói chung, của ngành ngân hàng nói riêng đôi với nền kinh tế- tài chính thế giới.

- Phát triển TTKDTM phải dựa trên điều kiện hiện đại:

Quá trình phát triển và hoàn thiện TTKDTM là quá trình lâu dài, với từng bước đi phù hợp điều kiện khách quan, chủ quan. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển chưa mạnh, thu nhập của dân cư còn thấp, sản xuất kinh doanh còn nhỏ... ta cần xem xét lựa chọn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất với khả năng của mình.

- Phát triển TTKDTM nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong nước :

Hiện nay các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt diễn ra còn nhiều và nó còn có những mặt hạn chế nhất định như chi phí in, vận chuyển, kiểm đếm,

xây dựng kho tàng bảo quản. Trong khi đó nước ta lại thiếu rất nhiều vốn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đát nước thì vấn đề đặt ra cho ngành ngân hàng là phải thu hút tối đa lượng tiền nhàn rỗi để phục vụ mục tiêu phát triển bằng việc phát triển hoạt động thanh toán nhất là

TTKDTM.

- Phát triển các hình thức TTKDTM phải kết hợp hài hoà lợi ích khách hàng và ngân hàng.

Về phía khách hàng khi thực hiện thanh toán qua ngân hàng sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí...

Về phía ngân hàng, TTKDTM là loại hình kinh doanh dịch vụ chứa đựng ít rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng, có thu nhập tương đối. Vì vậy, phải kết hợp hài hoà lợi ích hai bên qua việc quy định mức phi để NH có thể mở rộng hình thức TTKDTM tạo thu nhập đồng thời khách hàng cảm thấy thuận tiện, kinh tế khi sử dụng loại hình dịch vụ này.

Với các định hướng phát triển như trên, trong tương lai mà Chi nhánh Bách Khoa thực hiện tốt thì sẽ làm cho chất lượng TTKDTM được nâng lên, đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng nhằm thu hút thêm khách hàng mới, giảm chi phí trong hoạt động cho NH trong TTKDTM.

3.2. Các giải pháp nhằm phát triển hoạt dộng TTKDTM3.2.1.Tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch :

Một phần của tài liệu Giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHNNo Bách Khoa (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w