Một số quy định chung đối với hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 34)

II. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sở

1. Một số quy định chung đối với hoạt động tín dụng

Sở Giao Dịch I là một Hội sở thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên hoạt động cho vay của Sở cũng được áp dụng theo văn bản quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được chi tiết hoá theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Sau đây là một số quy định chung đối với hoạt động cho vay tại Sở Giao Dịch:

1.1. Quy trình cho vay:

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về các điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay

vốn.

Cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn Ngân hàng, nếu khách hàng chấp thuận thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và các giấy tờ cần thiết: giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân, phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch vay vốn, trả nợ, các báo cáo tài chính ở thời điểm gần nhất.

Bước 2: Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương

án vay vốn.

Trong bước này, cán bộ tín dụng phải điều tra thu thập tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng, bao gồm: thông tin do khách hàng cung cấp

và thông tin do cán bộ tín dụng điều tra từ các nguồn thông tin ở các cơ quan có liên quan, thị trường.

Bước 3: Phân tích - thẩm định khách hàng và phương án vay vốn. Nội dung

cơ bản của phân tích và thẩm định tín dụng tập trung vào hai vấn đề chủ yế sau:

- Năng lực khách hàng và phương án vay vốn. Cán bộ tín dụng thẩm định về năng lực pháp lý, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Đánh giá kiểm tra kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu nhập, chi phí, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng.

- Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo chế độ quy định. Để nếu xảy ra tranh chấp, tố tụng thì đảm bảo an toàn pháp lý cho Ngân hàng. Thời gian thẩm định một món vay thông thường không quá 5 ngày làm việc.

Bước 4: Quyết định cho vay

Sau khi đã hoàn thiện thủ tục thẩm định và xét thấy có đủ các nguyên tắc và nguyên tắc cho vay theo thể lệ, chế độ quy định mới được quyết định cho vay.

Bước 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm

cố, bảo lãnh.

Trước khi phát tiền vay, các cán bộ tín dụng kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ: hồ sơ cho vay, thế chấp, cầm cố phải lưu lại hồ sơ gốc trong suốt quá trình theo dõi thu nợ, gia hạn nợ hoặc xử lý rủi ro cho đến khi hết nợ.

Riêng giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh Ngân hàng phải giữ bản gốc duy nhất và không cho khách hàng mượn lại với bất kỳ lý do nào.

Bước 6: Phát tiền vay

Trong bước này phải đảm bảo quản lý lượng tiền vay để khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế thấp nhất mọi rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng.

Bước 7: Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro.

Bước này nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện, dự báo kịp thời những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm những khoản cho vay có vấn đề trước khi nó trở nên nghiêm trọng nhằm đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời thông qua kiểm tra tại cơ sở của khách hàng. Theo dõi tình hình thị trường và ngành sản xuất kinh doanh của người vay, đánh giá tài sản thế chấp theo giá hiện hành. Phân tích, đánh giá các báo cáo tài chính và

tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng. Cùng với việc đánh giá là quá trình phân tích, xếp loại các khoản nợ có vấn đề để có biện pháp xử lý thích hợp.

Bước 8: Thu hồi nợ, gia hạn nợ.

Việc thu hồi nợ dựa trên nguyên tắc thu từ tất cả các nguồn thu hình thành từ vốn đi vay Ngân hàng và các nguồn tài chính khác đã được khách hàng thoả thuận trong kế hoạch trả nợ. Ngân hàng phải thu nợ ngay khi khách hàng có nguồn thu, không để khách hàng sử dụng vào mục đích khác.

Đối với các khoản nợ có vấn đề, khi khách hàng đề nghị gia hạn nợ, cán bộ tín dụng phải thẩm định kiểm tra thực tế, lập tờ trình cho giám đốc hoặc phó giám đốc quyết định. Các khoản nợ không gia hạn được phải thu hồi cả gốc và lãi bằng mọi biện pháp.

Bước 9: Xử lý rủi ro.

Đối với những món nợ đã dùng mọi biện pháp nhưng không thu hồi được, phải xử lý rủi ro, thì căn cứ vào chế độ văn bản quy định lập đầy đủ hồ sơ pháp lý để giải quyết.

Bước 10: Thanh lý hợp đồng vay vốn.

Sau khi đã thu hết nợ gốc và lãi, xử lý các khoản nợ không thể thu hồi thì việc thanh lý hợp đồng vay vốn là việc đối chiếu, tất toán tài khoản cho vay của khách hàng, chuyển hồ sơ vào kho lưu trữ.

1.2. Nguyên tắc cho vay:

Khách hàng vay vốn của Sở Giao Dịch phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính phủ và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

1.3. Điều kiện vay vốn:

Khách hàng được Ngân hàng xem xét cho vay khi có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết và phải có số vốn tự có nhất định tham gia vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống theo quy định của Ngân hàng trong cho vay ngắn, trung và dài hạn.

- Có mục đích sử dụng vốn hợp pháp.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi.

Ngoài những điều kiện nêu trên, riêng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, việc cho vay còn cần thêm một số điều kiện như sau:

- Đối với những doanh nghiệp đủ điều kiện để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thì chi nhánh chỉ cho vay ngắn hạn không có bảo đảm bằng tài sản sau khi doanh nghiệp đã sử dụng hết tài sản để cầm cố, thế chấp cho Ngân hàng.

- Mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với một doanh nghiệp không vượt quá 1 lần vốn tự có của doanh nghiệp đó.

- Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân) hoặc hộ khẩu thường trú cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng đóng trụ sở.

- Các trường hợp khác phải được sự đồng ý của giám đốc Sở Giao Dịch. 2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam:

Trong những năm vừa qua, tình hình hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những bước đi tích cực, cơ cấu tín dụng đã có sự thay đổi qua từng năm, dần đạt đến cơ cấu hợp lý. Doanh số cho vay tăng dần qua mỗi năm và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.

Để hiểu rõ tình hình hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch, có thể phân tích qua một số chỉ tiêu về cơ cấu tín dụng như cơ cấu tín dụng theo loại cho vay, cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế và cơ cấu tín dụng theo tính chất bảo đảm.

2.1. Cơ cấu tín dụng theo loại cho vay:

Trong năm 2001, tổng dư nợ kể cả ngoại tệ quy ra VND đến ngày 31/12/2001 là 5.223.826 triệu VND tăng so với năm 2000 là 324.664 triệu VND, đạt tốc độ tăng trưởng 6.63%. Nhìn chung, mỗi năm tổng dư nợ đều tăng lên, tăng chủ yếu ở cho vay trung và dài hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng đáng kể. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 5.

Bảng 5: Tình hình tín dụng theo loại cho vay tại Sở giao dịch Đơn vị: Tỷ đồng

So sánh % (00/99) So sánh % (01/00) nợ Tỷ trọng % nợ Tỷ trọng % nợ Tỷ trọng % Ngắn hạn 565 13,92 938 19,15 1.310 25,08 166,02 139,66 Trung dài hạn TM 547 13,48 726 14,82 1.813 34,70 132,72 249,72 Trung dài hạn theo KHNN 2.147 52,89 2.490 50,82 1.027 19,66 115,98 41,24 Tài trợ, uỷ thác, cho vay khác 800 19,71 745 15,21 1.074 20,56 93,13 144,16 Tổng 4.059 100 4.899 100 5.224 100 120,69 106,63

Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh Đối với tín dụng ngắn hạn: dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên qua các năm, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ.

Năm 1999, dư nợ cho vay ngắn hạn là 565 tỷ đồng chiếm 13,92% trong tổng dư nợ. Đến năm 2000, dư nợ cho vay ngắn hạn đã tăng lên đáng kể, đạt 938 tỷ đồng, tăng 373 tỷ đồng so với năm 1999 và đạt tốc độ tăng trưởng là 66,02%. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ chỉ chiếm 19,15% nguyên nhân là do tổng dư nợ trong năm 2000 đã tăng trưởng cao hơn so với năm 1999.

Sang năm 2001, do Sở giao dịch đã đặc biệt chú trọng đến công tác Marketing, phục vụ tốt khách hàng sẵn có, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đến 31/12/2001 dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 1310 tỷ đồng, tăng 372 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2000, đạt tốc độ tăng trưởng 39,66%.

Thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở các chỉ tiêu phân loại đánh giá khách hàng, xây dựng và thực hiện cho vay theo hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng thường xuyên cả bằng VND và ngoại tệ đối với các tổng công ty, các khách hàng có quan hệ thường xuyên, giảm thiểu hồ sơ thủ tục vay vốn nhưng vẫn bảo đảm an toàn tín dụng, áp dụng nhiều hình thức cho vay linh hoạt, cải tiến và nâng cao chất lượng giao dịch. Kết quả là Sở giao dịch đã có nhiều khách hàng có doanh số và dư nợ thường xuyên lớn như: PETROLIMEX, Công ty dệt Hà nội, Công ty FPT, LILAMA, Tổng công ty cơ khí xây dựng, trung tâm kinh doanh VINACONEX, Công ty Cầu 12, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ, công ty phá dỡ tàu cũ - XNK - VINASIN, Dệt Hà nội, các Công ty thuộc tổng công ty xây dựng Sông đà, Công ty đèn huỳnh quang ORION - HANEL...

Đối với tín dụng trung và dài hạn: cho vay trung và dài hạn là hoạt động thường xuyên của Sở giao dịch. Có thể nói đây là một thế mạnh, một lợi thế so sánh của Sở so với các ngân hàng khác. Điều này được thể hiện ở hai mặt:

- Thứ nhất, với đặc thù của một ngân hàng chuyên xử lý các dự án tín dụng trung, dài hạn, được Chính phủ giao trọng trách cung cấp vốn tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh phục vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời cung cấp vốn cho xây dựng phát triển các dự án lớn nên hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Sở chiếm tỷ trọng rất cao đặc biệt là tín dụng trung dài hạn theo kế hoạch nhà nước.

- Thứ hai, với cơ cấu nguồn vốn huy động đa dạng, tập trung phục vụ mục đích cho vay trung và dài hạn nên có thể nói lãi suất đối với cho vay trung và dài hạn tại Sở nói riêng cũng như các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung có ưu thế cạnh tranh hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác. Đây cũng là một lý do khiến cho tín dụng trung và dài hạn của Sở luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ.

Năm 1999, dư nợ tín dụng trung dài hạn thương mại tại Sở đạt 574 tỷ đồng chiếm 13,48% trong tổng dư nợ. Sang năm 2000, con số này là 726 tỷ đồng tăng 152 tỷ đồng so với năm 1999, đạt tốc độ tăng trưởng 32,72% và chiếm tỷ trọng 14,82% trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy, tín dụng trung dài hạn thương mại đã được Sở quan tâm phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2000.

Đến năm 2001, đối với tín dụng trung và dài hạn thương mại, Sở đã xác định đây là hoạt động chủ yếu của Sở Giao Dịch khi tín dụng KHNN được điều chuyển sang cho Quỹ đầu tư phụ trách. Ngay từ đầu năm 2001, Sở giao dịch đã triển khai tích cực công tác tín dụng đầu tư, chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, tiếp xúc và làm việc với các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để có thể ký hợp đồng tín dụng.

Dư nợ trong năm 2001 đạt 1.813 tỷ VND, trong đó doanh số cho vay bằng đồng VND đạt gấp 3 lần và doanh số cho vay ngoại tệ đạt gấp 4 lần doanh số cho vay trong năm 2000 đưa số dư nợ tín dụng trung và dài hạn thương mại chiếm 34,72% tổng dư nợ, đạt tốc độ tăng trưởng 49,72% so với năm 2000. Trong năm Sở giao dịch đã ký kết được 44 hợp đồng tín dụng thương mại đầu tư trung và dài hạn với tổng số vốn 705 tỷ VND và trên 80 triệu USD, trong đó có một số dự án lớn với vốn vay đồng tài trợ như: nhà máy xi măng Chinfon Hải phòng, Tổng công ty Sông đà, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - ký hợp đồng bổ sung 25 triệu USD, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ, liên hiệp đường sắt Việt Nam, Tổng công ty xăng dầu... Đây là một kết quả rất đáng khích lệ thể hiện tinh thần quyết tâm tăng tỷ trọng tín dụng trung dài hạn thương mại của Sở giao dịch.

Đối với tín dụng trung dài hạn theo kế hoạch Nhà nước, năm 1999, dư nợ là 2.147 tỷ đồng chiếm 52,89% tổng dư nợ, đây là một con số rất lớn. Sang năm

2000, dư nợ tín dụng trung dài hạn theo kế hoạch Nhà nước có tăng thêm nhưng không đáng kể, đạt 2.490 tỷ đồng, tăng 15,98% so với năm 1999 nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ thì đã giảm đi chỉ đạt 50,82%. Điều này là do tổng dư nợ trong năm 2000 tăng cao hơn so với năm 1999, tốc độ tăng của tín dụng trung dài hạn theo kế hoạch Nhà nước thấp hơn tốc độ tăng tổng dư nợ.

Sang năm 2001, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn theo kế hoạch Nhà nước đã giảm đáng kể, chỉ còn 19,65% tương ứng với 1.027 tỷ đồng. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rất rõ sự sụt giảm đó. So với năm 2000, tín dụng trung và dài hạn theo kế hoạch Nhà nước chỉ còn 41,24%. Điều này là do những dự án đầu tư phát triển đã được Chính phủ chủ trương chuyển sang cho Quỹ đầu tư và phát triển thực hiện, kể cả những khoản tín dụng mà Sở đang thực hiện giải ngân cũng được chuyển sang Quỹ đầu tư. Vì vậy, trong tương lai khi tỷ trọng của loại tín dụng này giảm đi thì tín dụng trung và dài hạn thương mại sẽ là loại hình chủ chốt trong tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn tại Sở. Qua biểu đồ có thể thấy tín dụng trung - dài hạn thương mại đang thay thế dần tín dụng trung - dài hạn theo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w