NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 1 Tổ chức hợp lý, khoa học qui trình cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá (Trang 49 - 54)

- Cho vay ngoại tệ 41.296 6.6 53.01 17 11.715

2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 1 Tổ chức hợp lý, khoa học qui trình cho vay.

2.1. Tổ chức hợp lý, khoa học qui trình cho vay.

Bất cứ một công trình quản lý tín dụng nào cũng đều có ba giai đoạn: Giai đoạn thẩm định dự án, giai đoạn giám sát khách hàng vay vốn và giai đoạn thu nợ.

- Giai đoạn thẩm định dự án: Là giai đoạn khởi đầu có tính chất quyết định đối với sự an toàn của khoản tiền vay. Mức độ rủi ro của khoản vốn cho vay phụ thuộc vào việc xem xét hồ sơ vay vốn, đánh giá tài sản thế chấp, đánh giá tính khả thi của dự án mà từ đó có cho quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không. Nếu trong quá trình thẩm định dự án cho vay mà ngân hàng

mắc sai lầm thì hậu quả của nó sẽ không lường trước được. Trong thực tế các doanh nghiệp vì muốn vay được tiền của ngân hàng nên họ luôn làm sạch hồ sơ xin vay của mình bằng mọi cách, họ có thể dùng mọi thủ đoạn như khai khống hồ sơ, mua chuộc các cán bộ công chứng nhằm hợp thức hoá các giấy tờ…Như vậy nếu không tỉnh táo thì dự án cho vay của ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro.

- Qúa trình giám sát người vay: Xem xét người vay sử dụng tiền cho vay có đúng mục đích hay không có tính chất quyết định giúp ngân hàng có thể hạn chế và ước lượng được các rủi ro có thể xảy ra với mình. Việc giám sát có thể thực hiện được dưới nhiều hình thức như: Kiểm tra định kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra về tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, kiểm tra về khả năng thanh toán của doanh nghiệp để từ đó ngân hàng có những biện pháp kịp thời ứng phó trước khi có rủi ro xảy ra. Nhưng trong thực tế các ngân hàng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này

- Qúa trình thu nợ: Là khâu quan trọng quyết định tới sự tồn tại của ngân hàng. Ngân hàng có thể thu hồi nợ trước hạn nếu thấy các khoản nợ có vấn đề, có nhiều khả năng dẫn đến tổn thất cho ngân hàng hoặc ngân hàng sẽ áp dụng những định chế tài chính bắt buộc doanh nghiệp phải thanh toán nợ đúng hạn.

Từ sự phân tích ba giai đoạn trên ta thấy ngân hàng cần phải:

+ Trước khi quyết định cho vay ngân hàng phải nắm được hồ sơ của khách hàng một cách chi tiết như: Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, bản cân đối kế toán tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của một vài năm trước. Ngân hàng phải điều tra lại doanh nghiệp cũng như qua các thông tin khác như trung tâm phòng chống rủi ro, các ngân hàng bạn, khách hàng tiêu thụ của người vay tiền.

+ Khi món tiền cho vay đã được thực hiện thì buộc ngân hàng theo nguyên tắc quản lý tiền vay mà thực hiện giám sát quá trình cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cần phải phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ

tín dụng, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của họ trong công việc có như vậy quá trình giám sát khách hàng vay mới được thực hiện một cách triệt để.

+ Trên cơ sở chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng nên chia nhỏ kỳ hạn cho vay. Trong mỗi kỳ người cán bộ tín dụng phải bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý nợ một cách linh hoạt, kịp thời hạn chế tối đa thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.

2.2. Nâng cao chất lượng quá trình phân tích tài chính dự án cho vay qua đó phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro. qua đó phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro.

Qúa trình này được thực hiện trên một số nội dung sau:

- Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng: Nhằm mục đích rằng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các ngân hàng. Đánh giá này được thực hiện trên một số mặt như:

+ Quyết định thành lập doanh nghiệp.

+ Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. + Giấy phép kinh doanh.

+ Vốn điều lệ và vốn kinh doanh.

+ Tài sản độc lập thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

+ Tình hình thực hiện các văn bản quy định của nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.

- Đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp: Vị trí của người lãnh đạo điều hành giữ vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, có thể được đánh giá trên một số khía cạnh: công việc của người lãnh đạo được phân công có phù hợp với chuyên môn của họ hay không, phân tích năng lực tổ chức quản lý điều hành thông qua các tiêu chí như tổ chức sắp sếp lao động có hợp lý không, cách thức hạch toán, quyết toán tài chính hàng năm có tuân thủ các chuẩn mực, nguyên tắc, chế độ kế toán do nhà nước ban hành hay không.

- Đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp: Công việc này nhằm giúp các ngân hàng nắm được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định chính xác thực trạng và triển vọng về khả năng thanh toán

của doanh nghiệp thông qua đánh giá về cơ cấu vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và chỉ số vốn lưu động thường xuyên. Do đó cần phải phân tích kĩ bản cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá khách hàng chính xác nhất là phải đánh giá tư cách người vay, tình hình sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính của họ có thể giúp ngân hàng sớm phát hiện các dấu hiệu của rủi ro qua đó tìm các giải pháp khắc phục.

2.3. Các giải pháp giải quyết nợ quá hạn.

- Đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời về tài chính cần có sự hỗ trợ của các ngành liên quan, ngân hàng sử dụng các biện pháp như giãn nợ, miễn giảm lãi xuất quá hạn.

- Đối với các đơn vị thật sự khó khăn, không có khả năng trả nợ ngân hàng và có đủ điều kiện để khoanh nợ nhưng cần thiết phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì phối hợp với các ngành khoanh nợ đối với doanh nghiệp này.

- Đối với các trường hợp có tài sản thế chấp, kinh doanh gặp khó khăn, chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì có thể xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ cho ngân hàng hoặc khởi kiện trước pháp luật.

- Đối với các khoản nợ khó đòi nhưng phù hợp với các điều kiện theo văn bản số 990/CV – NHCT ngày 05/04/2001 về việc xử lý rủi ro năm 2001 để thực hiện theo nghị quyết 03/QĐ - HĐQT – NHCT về việc quy định phân loại tài sản “có”, trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro trong hoạt động của NHCT VN để lập hồ sơ gửi NHCT VN xem xét xoá nợ.

2.4. Các giải pháp về phân tán rủi ro.

Trong kinh doanh đặc biệt là kinh doanh tiền tệ, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế thấp nhất rủi ro đó đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Để làm được điều này NHCT TH đã thực hiện một số biện pháp sau.

Đây là biện pháp chủ yếu và chủ động nhất của các NHTM trong việc phân tán rủi ro. Ngân hàng đã chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, tài trợ cho nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở nhiều địa bàn khác nhau

+ Cho vay đồng tài trợ.

Trong thực tế có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn và một ngân hàng không thể đáp ứng được đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.

2.5. Thực hiện tốt công tác dự phòng rủi ro tín dụng.

Lập dự phòng là một trong những biện pháp chủ yếu được các ngân hàng áp dụng nhằm chống đỡ rủi ro không thu hồi được nợ có thể xảy ra. Để công tác quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao cần phải hiểu rõ nội dung và nhận thức đúng đắn công tác ”dự phòng giảm giá tài sản” và “quỹ dự phòng rủi ro”. Thuật ngữ ”dự phòng giảm giá tài sản” thường được gắn liền với nguyên tắc phản ánh tài sản theo giá trị thấp hơn giữa nguyên giá và giá trị thuần có thể thực hiện được. Điều này sẽ giúp xác định trung thực và hợp lý giá trị tài sản cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

“Quỹ dự phòng rủi ro” là một hình thức dự trữ tài chính chuyên dùng được trích ra từ lợi nhuận sau thuế nhằm có nguồn để bù đắp thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Vấn đề trích lập quỹ chủ yếu phát sinh từ yêu cầu quản lý tài chính, không phải là đòi hỏi của kế toán.

2.6. Các biện pháp khác.

- Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng: Chi nhánh họp phân tích các khoản nợ tồn đọng, rà soát các khoản nợ để áp dụng các biện pháp xử lý. - Tăng cường công tác kiểm toán kiểm soát nội bộ trong các ngân

hàng: Nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng.

- Công tác tổ chức cán bộ: Cần phải tiếp tục kiện toàn bộ máy lãnh đạo cũng như đội ngũ nhân viên ngân hàng đảm bảo việc điều hành và hoạt động thống nhất có hiệu quả.

- Thành lập bộ phận thẩm định tín dụng hoạt động độc lập với phòng tín dụng, điều này sẽ giúp quá trình kiểm tra đánh giá khoản vay được khách quan hơn giúp cho lãnh đạo yên tâm hơn trong việc duyệt cho vay.

- Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng để việc đánh giá được chính xác hơn.

- Đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tín dụng.

- Tư vấn cho khách hàng vì mục tiêu khách hàng và ngân hàng cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w