Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 90 - 92)

- Hoạt động khác

b) Nguyên nhân

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng nhà nước nên nghiên cứu việc định tỷ giá mua bán ngoại tệ cho phù hợp với thị trường, tránh tình trạng đồng Việt nam được đánh giá cao hơn giá trị của nó; loại trừ các yếu tố đầu cơ nâng giá, ép giá làm tỷ giá biến động sai với thực tế của nó; tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ

của các tổ chức tín dụng và khuyến khích việc xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong khi dự trữ ngoại tệ còn ít ỏi thì Ngân hàng nhà nước phải tăng cường dự trữ ngoại tệ, đảm bảo điều tiết được quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, ổn định được đồng Việt nam, thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước nên mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như Ngân hàng Trung ương, các ngân hàng thương mại, những người môi giới… nhằm tạo cho thị trường hoạt động với tỉ giá chuẩn hơn, sát thực tế hơn, đồng thời phát triển các nghiệp vụ trên thị trường như vay mượn qua đêm, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ, quyền mua, quyền bán. Chỉ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường hối đoái phát triển mới đảm bảo có được một tỉ giá linh hoạt hợp lý, góp phần kích thích kinh tế thị trường phát triển, khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, góp phần mở rộng sản xuất trong nước.

Để thực thi có hiệu quả quy chế hiện hành về quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước cần có những văn bản quy định trách nhiệm, kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ trước khi chuyển tiền ra nước ngoài thanh toán cho bên xuất khẩu. Vì hiện nay trong thanh toán xuất nhập khẩu, các ngân hàng không được hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra giấy tờ pháp lý như Quyết định thành lập doanh nghiệp, Đăng ký kinh doanh, Quyết định bố nhiệm giám đốc của khách hàng khi phát hành thư tín dụng dẫn tới việc chấp hành quy định này của các ngân hàng thương mại là khác nhau, vì vậy hậu quả tất yếu là sẽ bị khách hàng lợi dụng để sử dụng một giấy phép nhập khẩu hoặc một hợp đồng thương mại nhưng mang tới nhiều ngân hàng khác nhau mở thư tín dụng với những mục đích thiếu trung thực trong kinh doanh.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cần rà soát lại các văn bản, xoá bỏ tình trạng văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không phù hợp với thực tế, nâng

cao hoạt động thanh tra và công tác quản lý của ngân hàng nhà nước, kiên quyết sử lý những sai phạm, phối hợp với các ban ngành có liên quan và có giải pháp đồng bộ, đặc biệt khi luật ngân hàng ra đời rồi thì cần sớm ban hành đẩy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành luật Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w