Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 92 - 94)

- Hoạt động khác

b) Nguyên nhân

3.3.3 Đối với khách hàng

Các doanh nghiệp cần củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế. Doanh nghiệp nên bố trí đội ngũ cán bộ thông thạo nghiệp vụ ngoại thương, trình độ pháp lý trong thương mại quốc tế làm công tác xuất nhập khẩu. Cụ thể, phải nắm vững nội dung chủ yếu của UCP và các thông lệ quốc tế khác để hiểu rằng hợp đồng ngoại thương và Thư tín dụng, chứng từ và hàng hoá là độc lập với nhau. Việc nâng cao kỹ năng trong việc lập chứng từ và kiểm tra nội dung Thư tín dụng là hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp nên chủ động nắm bắt thời cơ, thận trọng khi đàm phán ký kết hợp đồng sao cho hợp đồng phải cụ thể, chính xác, rõ ràng, đầy đủ các điều khoản, nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, phạm vi và đối tượng xử lý khi có tranh chấp xảy ra, tránh những từ ngữ mập mờ, khó hiểu, gây bất lợi sau này. Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp huấn luyện về xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế do các trường Đại học, các ngân hàng thương mại tổ chức. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp nên có một bộ phận pháp chế hoặc sử dụng tư vấn pháp lý để tránh được các bất đồng hoặc tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh và trong thanh toán. Nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trường để lựa chọn đúng bạn hàng. Trong xu thế mở rộng giao lưu, buôn bán với nước ngoài, doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống mà phải mở rộng quan hệ ra bên ngoài. Tự bản thân doanh nghiệp không thể nắm vững được khả năng tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, thậm chí nhiều khi hợp đồng được ký kết thông qua các hoạt động quảng cáo

hoặc do khách hàng khách giới thiệu nên dễ xảy ra rủi ro. Doanh nghiệp có thể thông qua Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phục vụ mình, các tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài để nắm bắt thông tin, tìm hiểu đối tác.

Các doanh nghiệp cũng cần trung thực trong các mối quan hệ làm ăn với bạn hàng và với ngân hàng, tranh thủ sự tư vấn của ngân hàng. Trong quan hệ với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ theo đúng các thông lệ quốc tế, không nên vì mối quan hệ trước mắt mà đánh mất uy tín của bản thân doanh nghiệp và của các ngân hàng Việt Nam, luôn có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc tìm ra các biện pháp tháo gỡ khi có rủi ro xảy ra, không nên đặt hết trách nhiệm cho ngân hàng. Từ khi ký kết hợp đồng đến khi thanh toán cần tranh thủ sự tư vấn của ngân hàng để nắm bắt thông tin và có lựa chọn đúng đắn về thời gian thanh toán, tránh điều khoản bất lợi, qua đó còn tranh thủ được sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng.

Kết luận

Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam, giữa ngân hàng Việt Nam và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương đã tìm ra cho mình một số giải pháp, hướng đi mới để thu hút khách hàng, mở rộng các loại hình hoạt động thanh toán quốc tế, khẳng định vị thế là một chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh đứng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, trên cơ sở đó, mở rộng các loại hình nghiệp vụ liên quan như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ....

Trong khuôn khổ của một luận văn, tác giả đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau: 1- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản như: cơ sở hình thành, đặc điểm cơ bản của hoạt động

thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của một ngân hàng thương mại. Đồng thời, luận văn cũng chú ý tới bối cảnh thực tiễn của nền kinh tế và những tác động tích cực, tiêu cực của nó tới hoạt động trên của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 92 - 94)