II. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG
4. Chính sách lãi suất tín dụng
Một trong những việc liên quan đến quản trị kinh doanh vốn có nhiều biến động nhất trong năm 2002 của Ngân hàng Ngoại thương VN phải kể đến công tác điều hành lãi suất của Hội đồng quản trị. Trong năm 2002, HĐQT đã 19 lần ra Quyết định điều chỉnh lãi suất để điều chỉnh 29 mức lãi suất; trong đó lãi suất tiền Tiết kiệm điều chỉnh 8 lần, lãi suất nội bộ 12 lần, lãi suất cho vay khách hàng 5 lần, lãi suất tiền gửi của Tổ chức kinh tế 4 lần. Năm 2002 không chỉ là năm có số lần thay đổi các mức lãi suất nhiều nhất mà điều đáng ghi nhận trong công tác điều hành lãi suất là năm 2002 đã chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực nhất trong việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cụ thể như sau:
Lãi suất VND:
Cuộc chạy đua về huy động vốn giữa các ngân hàng năm nay diễn ra rất quyết liệt, thể hiện rõ nét qua lãi suất huy động. Nhiều ngân hàng để lãi suất tiền gửi của tổ chức tương đương lãi suất huy động từ dân cư, liên tục phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất xấp xỉ lãi suất cho vay. Trước sức ép cạnh tranh gay gắt như vậy và để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng tăng cao, lãi suất huy động của Ngân hàng Ngoại thương VN năm nay đã có những điều chỉnh khá lớn về cách thức quản lý và quy mô.
Kết quả là huy động vốn từ dân cư đã tăng được 2600 tỷ (+94%) – mức tăng cao nhất từ trước tới nay.
+ Đối với lãi suất cho vay: chuyển từ qui định lãi suất cho vay theo khung sang quản lý theo cơ chế lãi suất cho vay ưu đãi. Đây là điều kiện thuận lợi để dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương VN đạt được bước đột phá (tăng 2500 tỷ trong vòng 4 tháng chiếm 50% mức tăng cả năm).
Lãi suất ngoại tệ:
Chuyển từ cơ chế qui định mức trần lãi suất huy động tiết kiệm ngoại tệ sang cơ chế lãi suất tham khảo.
Lần đầu tiên mức lãi suất thưởng đã được áp dụng. Chủ tịch HĐQT đã ký quyết định thưởng thêm 0.2%/năm cho các chi nhánh huy động vốn ngoại tệ gửi về hội sở chính áp dụng từ 22.11.2002 đến hết 31.12.2002.