Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH CÔNG

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công

Ngoại Thương Thành Công

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công Thương Thành Công

Từ năm 2002, Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội đã thành lập bộ phận “Quản lý rủi ro tín dụng”, hoạt động độc lập với phòng tín dụng tổng hợp. Qua đó, việc quản lý tín dụng của ngân hàng được tách biệt làm hai khâu: khâu kiểm tra, quản lý, thu hồi, vốn vay và khâu xét duyệt, quyết định cho vay. Đặc biệt, trong khâu xét duyệt cho vay, ngân hàng đã áp dụng việc thực hiện thẩm định thông qua Hội đồng tín dụng khi gặp các trường hợp phức tạp, đầu tư vốn lớn hoặc khi áp dụng các phương thức cho vay theo hạn mức đối với khách hàng. Quán triệt chủ trương “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”, toàn hệ thống tăng cường các biện pháp quản lí rủi ro tín dụng, kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh kiên quyết giới hạn tín dụng đối với các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Chi nhánh đã coi tr

ọng danh mục khách hàng và ngành cho vay, thực hiện nghiêm túc tăng trưởng tín dụng lựa chọn theo vùng, luôn bám sát và xử lý tốt các khoản nợ xấu, tăng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản đảm bảo.

Bảng 1. Dư nợ tín dụng chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 31/12/06 31/12/07

Dư nợ 530 658 691 688 926

So sánh với năm trước +128 +33 -3 +238

Tỷ lệ tăng (giảm) (%) +124.15 +105.015 +99.57 +134.6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công)

Đến 31/12/2007, tổng dư nọ tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công là 926 tỷ đồng, tăng 35% so với 31/12/2006. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh ngày càng tăng, phù hợp với tốc độ tăng trưởng chung

của thị trường tín dụng và chủ trương tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro.

2.2.1.1. Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế:

Bảng 2. Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công 2003 - 2007

Đơn vị: tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 DNQD 321.71 332.29 355.87 290.61 420.32 % 60.7 50.5 51.5 42.24 45.39 DN ngoài QD 173.84 271.75 281.93 349.24 449.68 % 32.8 41.3 40.8 50.76 48.56 Cá thể 34.45 53.96 53.21 48.16 56 % 6.5 8.2 7.7 7 6.04 Tổng 530 658 691 688 926

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công )

Qua bảng số liệu trên ta thấy: có sự chuyển dịch một cách từ từ trong cơ cấu cho vay từ năm 2003 đến năm 2007. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hình thành và phát triển ngày một lớn mạnh, nhu cầu vốn của họ ngày càng tăng, đây là khách hàng tiềm năng mà ngân hàng cần phải thu hút. Từ kết quả trên cho thấy, Chi nhánh ngày càng tập trung sự quan tâm đến đối tượng khách hàng đang đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội và được đánh giá là có tiềm năng phát triển.

2.2.1.2. Phân loại tín dụng theo nghành nghề:

Các ngành nghề của chi nhánh rất đa dạng và dư nợ cho vay tăng lên ở những ngành nghề thiết yếu của xã hội và những mặt hàng đang có xu hướng phát triển.

Bảng 3. Phân loại tín dụng theo ngành nghề của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công

Đơn vị: %

STT Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 2007

1 Sắt thép 4.7 7.8 9.4 9.5 9.3

2 Dầu khí 7.4 7.3 6.9 6.80 7.9

5 Dệt may 0.8 3.3 2.7 1.60 2.5 6 Nông-Lâm sản 4.0 2.8 2.8 3.10 3.2 7 Bất động sản 1.1 2.8 4.8 3.70 1.3 8 Cà phê 1.5 2.6 1.1 1.6 1.9 9 Xăng dầu 5.2 2.5 2.7 4.30 3.5 10 Phân bón 2.6 2.4 1.9 1.10 1.5 11 Gạo 2.5 2.1 3.8 2.40 4.1 12 Điện lực 2.2 2.1 2.0 2.30 2.0 13 Hóa chất 0.0 1.7 1.2 2.00 0 14 Viễn thông 2.3 1.7 1.9 2.60 2.9 15 Xe máy- Ô tô 1.3 1.6 1.4 1.90 1.5 16 Xi măng 1.8 1.5 2.0 3.00 2.4 17 Hàng điện tử 0.0 1.4 0.5 0.20 0.3 18 Than 1.1 1.2 1.3 1.50 1.6 19 Tổng 18 mặt hàng 48.3 55.9 56.7 58.5 56.1 20 Khác 51.7 44.1 43.3 41.5 43.9 21 Tổng 100 100 100 100 100

Cụ thể như sắt thép là mặt hàng mà Việt Nam phải xuất khẩu là chủ yếu đồng thời trong thời gian này các dự án đầu tư nhà máy luyện cán thép, nhà máy sản xuất tôn mạ đang trong quá trình vay đầu tư do vậy theo nhu cầu phát triển của xã hội, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ vay của ngành thép đều tăng qua các năm (chiếm 7.8% tổng dư nợ năm 2004, 9.4% dư nợ năm 2005, 9.5% năm 2006 và 9.3% năm 2007). Tương tự như vậy, đối với các ngành dầu khí, gạo, viễn thông cũng có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Còn lại một số ngành như dệt may năm 2005 do xóa bỏ hạn ngạch nên các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dệt may đã gặp nhiều khó khăn nên tỷ trọng giảm, tương tự như ngành cà phê, xe máy-ô tô và hàng điện tử. Nguyên nhân là do chính sách của Nhà nước đối với mặt hàng ô tô – xe máy và hàng điện tử được giảm thuế nhập khẩu và việc hạn chế mua xe ô tô tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh ô tô. Từ các số liệu có thể thấy việc cấp tín dụng của Chi nhánh hoàn toàn phù hợp với chính sách và sự phát triển của xã hội.

2.2.1.3. Phân loại tín dụng theo kỳ hạn:

Bảng 4. Phân loại tín dụng phân theo kì hạn tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công 2003 - 2007

Đơn vị: tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 Ngắn hạn 294.84 374 397.19 403.24 554.21 % 55.63 56.84 57.48 58.61 59.85 Trung hạn 86.44 105.48 114.98 116.07 157.7 % 16.31 16.03 16.64 16.87 17.03 Dài hạn 148.72 178.52 178.83 168.7 214.09 % 28.06 27.13 25.88 24.52 23.1 Tổng dư nợ 530 658 691 688 926

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công )

Dư nợ tín dụng trung dài hạn so với dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công luôn giữ tỷ trọng ổn định qua các năm qua, dư nợ trung dài hạn tăng tương ứng với dư nợ ngắn hạn và luôn giữ mức trung bình tỷ lệ 40/60. Đây là tỷ lệ hợp lý, đủ để đảm bảo một mức dư nợ ổn định, không bị lệ thuộc vào một loại kỳ hạn tín dụng nào và phù hợp với cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

2.2.1.4. Phân loại tín dụng theo chất lượng:

Bảng 5. Phân loại tín dụng theo chất lượng của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công giai đoạn 2003 - 2007

Đơn vị: tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007 Nợ trong hạn 517.81 640.23 677.18 679.81 913.96 % 97.7 97.3 98 98.81 98.7 Nợ quá hạn 8.69 16.06 17.69 13.42 14.08 % 2.3 2.7 2 1.19 1.3 Tổng 530 658 691 688 926

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản lý tín dụng)

Qua các số liệu của bảng trên cho thấy, tỉ lệ nợ quá hạn ở các mức 2.3%, 2.7%, 2.0%, 1.19%, 1.3% so với tổng dư nợ của các năm qua là thấp so với toàn ngành ngân hàng là 3%. Tuy nhiên có thể thấy, tỉ lệ nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công tuy thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 4.4% song vẫn khá cao so với nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần là 2.1% và cao hơn nhiều so với các ngân hàng liên doanh và các ngân

hàng nước ngoài (0.4%). Do vậy, Chi nhánh cần phấn đấu để giảm tỉ lệ nợ xấu xuống dưới 2% so với tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w