Kết quả kinh doanh tại SGD

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 54)

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh (tỷ VND)

Chỉ tiêu 2008 2007

Tổng doanh thu

Thu lãi cho vay

3718.79 387.34

2501.29 229.92

Thu lãi tiền gửi tại TWThu dịch vụ NHThu khác 2600.00 162.81 568.65 1874.77 144.58 252.02 Tổng chi

Trả lãi tiền gửi khách hàng

Chi trả lãi vay TW

Chi dịch vụ NHChi khác 3408.94 2280.89 6.46 55.91 1065.69 1979.30 1441.87 0.88 32.28 503.26

Lợi nhuận trước thuế 309.85 521.99

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh Ngân hàng năm 2007, 2008)

Các khoản thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi tại TW, thu dịch vụ ngân hàng, thu khác tại SGD năm 2008 đều tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2007. Tổng doanh thu năm 2008 là 3.718,79 tỷ VND tăng 1217,5 tỷ VND so với năm 2007. Bên cạnh đó, các khoản chi cũng tăng cao hơn so với năm 2007 là 1.429,64 tỷ VND.

2.2.4.Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SGD

Từ khi tách ra hoạt động độc lập, SGD gặp nhiều khó khăn do có sự xáo trộn về tổ chức, nhiều nghiệp vụ mới được đưa vào thực hiện, mặt khác các khách hàng lớn chuyển lên cho TW quản lý. Vì vậy việc thay đổi chiến lược của SGD sang phục vụ đối tượng khách hàng là DNVVN là mục tiêu được đưa lên hàng đầu.

Để có cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động tín dụng của SGD Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đối với DNVVN trước hết ta xem xét về số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

− Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với SGD

số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với SGD 90 114 87 0 20 40 60 80 100 120 2006 2007 2008 năm

Theo số liệu của biểu đồ ta thấy năm 2006 SGD đã đầu tư cho 90 DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Năm 2007 đã tăng được 24 doanh nghiệp với tổng số là 114 doanh nghiệp, việc tăng này là do chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ DNVVN, mặt khác do có sự nỗ lực cố gắng mở rộng hoạt động tín dụng của SGD. Tuy nhiên, đến năm 2008, số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với SGD chỉ còn 87 doanh nghiệp, giảm 27 doanh nghiệp so với năm 2007. Có sự giảm sút này là do SGD tách phòng tín dụng ra thành 2 phòng: phòng khách hàng và phòng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ vào tháng 8/2007. Một số DNVVN được chuyển sang phòng khách hàng.

SGD chủ yếu cho vay DNVVN trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thương mại dịch vụ.

− Tỷ trọng cho vay DNVVN theo cơ cấu DN

tỷ trọng cho vay DNVVN theo cơ cấu DN 30 26 35 70 74 65 0 20 40 60 80 100 120 2006 2007 2008 năm % Dn kinh doanh thương mại dịch vụ Dn sản xuất

Hoạt động cho vay tại SGD hầu hết là cho vay đối với DN kinh doanh thương mại dich vụ, loại hình doanh nghiệp này thường chiếm từ 65- 70% tổng số DNVVN có quan hệ tín dụng với SGD. Trong năm 2006, SGd đã cung ứng vốn cho các DN kinh doanh thương mại dịch vụ, số DN chiếm 70% tổng số DN có quan hệ tín dụng với NH, năm 2007, tỷ lệ này đã tăng lên là 74%, và đến năm 2008 thì chỉ còn là 65%. Có sự tăng giảm thất thường này là do SGD mới tách ra vẫn còn sự xáo trộn về tổ chức, chưa ổn định các phòng ban. Với phương hướng cho vay tập trung vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ, SGD sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm hơn để giải quyết vấn đề thất nghiệp đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.

Trong tổng số các DNVVN được SGD tài trợ vốn, số DN kinh doanh thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn là do đây vẫn là những khách hàng truyền thống của NHNT.

− Tình hình dư nợ cho vay của SGD

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ cho vay của SGD qua 2 năm 2007, 2008

(đơn vị:Tỷ VND)

Tổng dư nợ cho vay 4.473,84 3.403,54

Dư nợ cho vay NH 3.080,91 2.480,45

Dư nợ cho vay T-DH 764,71 610,28

Dư nợ cho vay ĐTT 627,92 312,81

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh Ngân hàng năm 2007, 2008)

Biểu 2.3: Tình hình dư nợ cho vay của SGD

3080.91 764.71 627.92 2480.45 610.28 312.81 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2007 năm

Tình hình dư nợ cho vay của SGD

Dư nợ cho vay đồng tài trợ Dư nợ cho vay trung và dài hạn Dư nợ cho vay NH

Nhìn chung dư nợ cho vay đối với DNVVN tại SGD luôn tăng nhanh liên tục qua các năm 2007, 2008 theo doanh số cho vay.

Theo số liệu và biểu đồ 2 cho thấy, SGD chủ yếu đầu tư vốn ngắn hạn cho DNVVN chiếm trên dưới 70% tổng dư nợ. Năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 3080,91 tỷ VND tăng 600,46 tỷ VND so với năm 2007. Dư nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay đồng tài trợ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ. Điều này phản ánh đặc điểm chung của sản xuất nhỏ là chuyển vốn ngắn, vòng quay nhanh nên các DN cần vay vốn nhằm bổ xung vốn lưu động còn thiếu hụt trong quá trình sản xuất, đảm bảo sự luân chuyển vốn cho hoạt động kinh doanh được ổn định.

Dư nợ cho vay ngắn hạn của SGD chủ yếu tập trung vào kinh doanh thương mại. Trong đó 80% doanh số cho vay có mục đích là kinh doanh hàng nhập khẩu nên khách hàng chủ yếu vay bằng ngoại tệ. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng một phần do hạn mức cho vay tăng và giảm lãi suất cho vay đối với một số khách hàng truyền thông và có tín nhiệm. Còn lại 20% dư nợ ngắn hạn là cho vay cá nhân bao gồm cho vay thế chấp bất động sản, giấy tờ có giá và cho vay cán bộ công nhân viên.

Đối với tín dụng ngắn hạn bằng ngoại tệ quy USD, dư nợ đến 31/12/2008 đạt 140,34 tr. USD tăng 47% so với năm 2007 do trong năm 2008, tỷ giá USD biến động không nhiều trong khi lãi suất giảm do FED liên tục cắt giảm lãi suất. Hơn nữa, đồng USD ngày càng mất giá so với các loại ngoại tệ khác đặc biệt là EUR nên chủ yếu dư nợ ngắn hạn của SGD tập trung chủ yếu là dư nợ bằng USD. Tỷ trọng vay vốn thanh toán hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh số cho vay năm 2008, phần lớn các đơn vị vay để thanh toán hàng nhập khẩu như: xăng dầu, hạt nhựa, phân bón, sắt thép, thuốc tân dược… để phục vụ kinh doanh sản xuất trong nước của các khách hàng như cty xăng dầu quân đội, cty CP Gas Petrolimex, cty TNHH Hoá chất Petrolimex, cty TNHH nhựa đường Petrolimex….

Đối với tín dụng trung dài hạn VND và ngoại tệ trong năm 2008, SGD đã giải ngân cho vay 18 dự án mới, trong đó có 7 dự án của các khách hàng đã có quan hệ vay vốn ngắn hạn, trung dài hạn tại SGD và 11 dự án của các khách hàng mới lần đầu có quan hệ tín dụng với SGD. Dư nợ tín dụng trung dài hạn bằng VNĐ đến 31/12/2008 đạt 353,28 tỷ đồng tăng 38,15% so với 2007 chủ yếu do giải ngân vốn vay của Tổng công ty Điện lực VN là 227 tỷ VND. Dư nợ tín dụng trung dài hạn bằng ngoại tệ đến 31/12/2008 đạt 24,23 tr. USD tăng mạnh là 192,36% so với 2007 do giải ngân cho vay cty Liên doanh Container Vinashin, cty CP sản xuất gia công và XNK Hanel, cty CP XNK Thủ công mỹ nghệ - Artexport.

Nhu cầu vay vốn của các DNVVN có cả nhu cầu vay vốn ngắn hạn tài trợ cho nhu cầu bổ sung vốn lưu động và cả trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm đầu tư tài sản cố định, thực hiện các dự án đầu tư. Do các DNVVN chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên thời hạn các khoản vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn để bổ xung vốn lưu động. điều này giải thích tại sao SGD cho vay chủ yếu là ngắn hạn.

Trong thời gian qua, SGD vẫn luôn cố gắng mở rộng đầu tư trung và dài hạn nhằm giúp các DNVVN mua sắm máy móc, trang thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên tỷ lệ này còn khá nhỏ bé so với tổng dư nợ. Chính vì vậy NH cần mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay trung và dài hạn, chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư cho DNVVN, tạo điều kiện cho các DNVVN phát triển theo chiều sâu, tăng cường khả năng cạnh tranh của DN trong nền kinh tế thị trường.

− Tình hình thu nợ

Bảng 2.7 : Nợ quá hạn cho vay DNVVN

Đơn v ị : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

NQH cho vay DNVVN

0,253 0,202 0,646

Dư nợ cho vay DNVVN

20,25 26,94 49,70

NQH/dư nợ cho vay DNVVN

1,25 0,75 1,3

(Nguồn : Báo cáo hoạt động tín dụng phòng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ)

Tỷ lệ nợ quá hạn 1.25 0.75 1.3 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 2005 2006 2007 năm

Qua bảng trên cho ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DNVVN đã giảm qua các năm. Năm 2006, khi SGD vừa tách ra khỏi hội sở chính còn gặp nhiều khó khăn đồng thời một số khách hàng lớn được chuyển lên TW do vậy tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống. Năm 2007, là thời điểm SGD mới bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, dư nợ cho vay tăng vọt từ 26,94 tỷ đồng lên 49,70 tỷ đồng, tuy nhiên do việc quản lý các khoản cho vay còn chưa thực sự chặt chẽ, cùng với những biến động lớn của thị trường tín dụng về giá cả, chi phí khiến cho các DN gặp khó khăn trong việc chi trả lãi vay và gốc vay, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay lại tăng lên vào năm 2007.

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SGD

2.3.2. Những kết quả đạt được

Thời gian vừa qua, nền kinh tế trong nước và trên thế giới đầy biến động đã gây ra không ít khó khăn cho môi trường kinh doanh Ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh của SGD nói riêng. Tuy nhiên, vượt lên trên mọi thử thách và khó khăn đó, SGD vẫn đạt được những thành tựu nhất định trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, chất lượng cho

vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay cao hơn so với trước. Điều này được thể hiện qua các mặt sau đây:

Qua phần thực trạng kinh doanh của SGD trong các năm qua, ta có thể thấy doanh số cho vay và doanh số dư nợ tín dụng của SGD đều tăng trong các năm 2006, 2007 và 2008. SGD đã cung cấp vốn tín dụng kịp thời cho các doanh nghiệp hoạt dộng trong các ngành khác nhau, đem lại hiệu quả đầu tư quan trọng cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, mua nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, nâng cao tay nghề của người lao động.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, trong thời gian qua SGD đã áp dụng thành công dịch vụ quản lý tiền và giao dịch tiền mặt cho các nhà đầu tư chứng khoán.

Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng hiện nay, để đạt được những kết quả như thời gian qua, SGD đã kế thừa và không ngừng phát huy những thế mạnh của NHNT về nguồn nhân lực và công nghệ. Đồng thời, hàng năm SGD không ngừng cập nhật, đầu tư công nghệ mới áp dụng cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo hướng phù hợp với thói quen sử dụng dịch vụ cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.

SGD đã xây dựng được một hệ thống quy trình nghiệp vụ, bộ máy tổ chức theo tư vấn của chuyên gia nước ngoài. Theo đó, bộ máy được tổ chức theo mô hình ngành dọc, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban được quy định rõ ràng, hợp lý không chồng chéo. Về quy trình nghiệp vụ được quy định chi tiết, khoa học, chặt chẽ, nêu rõ được trách nhiệm, quyền hạn của từng thành phần, từng cấp, từng bộ phận. Bên cạnh đó, với việc thực hiện thành công đề án tái cơ cấu, quy mô cơ cấu vốn, năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ ngân hàng tại SGD đã có bước tiến lớn, góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2.3.3.1. Những mặt còn hạn chế

∗ Thủ tục cho vay: thủ tục vay vốn của DNVVN tại SGD còn mất nhiều thời gian và còn quá cứng nhắc. Thông thường một món vay tính từ khi DNVVN nộp đầy đủ bộ hồ sơ xin vay cho đến khi giải ngân cũng mất đến 5-6 ngày. SGD giao toàn bộ quy trình tín dụng cho Phòng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ và trực tiếp cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm toàn bộ quy trình cho một khoản cho vay phát sinh trước, trong và sau khi cho vay. Điều đó làm giảm tính chuyên môn hóa, tính nhanh chóng về mặt thủ tục.

∗ Khả năng mở rộng khách hàng: trong thời gian qua SGD đã thực sự quan tâm đến việc phát triển tín dụng đối với DNVVN, coi đây là khách hàng tiềm năng, là mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Tuy nhiên SGD vẫn chưa đáp ứng được tôt nhất nhu cầu vốn vay của DNVVN. Thực tế khả năng SGD mới mở rộng hoạt động trên địa bàn Hai Bà Trưng là chủ yếu.

SGD chú trọng cho vay đối với DNVVN nhưng chưa phát triển được nhóm DNVVN có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó thể hiện SGD chưa khai thác toàn diện đối tượng khách hàng DNVVN.

SGD chưa thực sự đa dạng hóa được các loại hình cho vay đối với DNVVN. SGD mới mở rộng cho vay đối với DNVVN các món vay ngắn hạn là chủ yếu, chưa chú ý đến cho vay trung và dài hạn. cho vay trung và dài hạn có rủi ro lớn hơn cho vay ngắn hạn nhưng lại có lợi nhuận cao hơn từ lãi cho vay và đòi hỏi trình độ phân tích tín dụng, thẩm định ự án tốt.

∗ Tỷ lệ nợ quá hạn: tỷ lệ nợ quá hạn của SGD chưa đạt tiêu chuẩn tốt nhất mà Ngân hàng Nhà nước quy định đối với các Ngân hàng thương mại. Trong 3 năm gần đây, tỷ trọng nợ quá hạn còn khá cao.

Nhiều khoản nợ phát sinh từ những năm trước đến nay vẫn chưa thu hồi được.

∗ Tài sản đảm bảo

Tài sản bảo đảm là bất động sản thì khó thu hồi, phát mại do tính không hợp pháp về giấy tờ, hoặc không muốn xử lý tài sản thế chấp và xin trả dần mà không thực hiện. Tài sản đảm bảo là động sản thì hầu hết là dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu nên việc sử lý gặp nhiều khó khăn, giá trị thu hồi nhỏ. Thậm chí có dây chuyền không bán được vì đã quá lạc hậu.

∗ Tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay

Có thể nói khâu tiếp thị, giới thiệu của NH về các sản phẩm cho vay ít được chú trọng dến, đa số là khách hàng tìm đến NH để xin vay, hay đăng ký sử dụng sản phẩm. Hiện nay các DNVVN muốn biết được sản phẩm dịch vụ của NH thường đến NH để tìm hiểu, tuy nhiên việc tìm hiểu cũng gặp khó khăn do thiếu nhân viên hướng dẫn, giải thích một cách chu đáo.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w