Để hình ảnh của VCB đến gần với công chúng SGD cần thực hiện tốt hoạt động công chúng (PR). Tuy nhiên, SGD chọn đúng thời gian, địa điểm và phương tiện để quảng cáo hình ảnh của VCB mới có thể thu hút sự chú ý nhất định của các khách hàng. Trong số các phương tiện truyền thông để quảng cáo, truyền hình và Internet được đánh giá cao nhất, tuy nhiên VCB mới chỉ quan tâm đến truyền hình. Hơn nữa, tuỳ theo đối tượng khách hàng mà SGD nên chọn thời điểm thích hợp như: đối với DNVVN, SGD cần tham gia vào các Diễn đàn về kinh tế nói chung về DNVVN nói riêng để giới thiệu hình ảnh.
3.2.8. Nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng
Yếu tố con người đặc biệt quan trọng, con người là chủ thể của mọi hành động được coi là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp, là người thực thi các chiến lược của Ngân hàng. Cán bộ tín dụng là những người phải có trình độ nghiệp vụ, am hiểu khách hàng, hiểu biết về thị trường, nắm bắt sâu sắc thực lực tài chính của khách hàng. Đội ngũ cán bộ cần được sắp xếp chon lọc một cách hợp lý trong công việc.
Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng: ngoài kiến thức vững vàng về nghiệp vụ còn đòi hỏi am hiểu sâu rộng về pháp luật kinh tế và ngành Ngân hàng có khả năng phân tích đúng sai, chỉ ra sai sót nghiệp vụ của cấp dưới .
3.2.9. Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ kỹ thuật sử dụng trong ngân hàng ngân hàng
SGD đã áp dụng một số công nghệ mới nhưng còn lạc hậu so với công nghệ áp dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần khác trên cùng địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần thiết áp dụng các tiến bộ ứng dụng tin học trong ngành Ngân hàng như phần mềm lưu giữ hồ sơ thông tin về khách hàng, kết nối thông tin giữa các phòng ban trong toàn hệ thống SGD,….. tiết kiệm chi phí phát sinh cho Ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ. Hơn nữa, nhà quản lý Ngân hàng ngồi trong văn phòng vẫn kiểm soát, điều hành tốt mọi hoạt động diễn ra trong Ngân hàng mà không tốn nhiếu công sức.
3.6. Đề xuất kiến nghị
3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước 3.3.2.1 Cải cách hành chính
Thứ nhất, NHNN cần phải kiểm tra toàn bộ cơ chế, các chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng để đảm bảo tính thực tiễn cũng như sự đồng bộ với các chính sách khác liên quan, không có sự trùng lặp gây ra lãng phí các nguồn lực. Đồng thời, cho tiến hành bổ sung, cải cách các chính sách, thủ tục mới nhằm phù hợp với điều kiện mới khi chúng ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới.
Thứ hai, NHNN nên ban hành các cơ chế, chính sách tín dụng – cho vay theo hướng thông thoáng (nới lỏng rào cản cho vay một khách hàng không quá 15% vốn tự có) tránh can thiệp quá sâu về mặt kỹ thuật nghiệp vụ để các Ngân hàng thương mại cổ phần có thể mở rộng quy mô cho vay nói chung và cho vay đối với DNVVN nói riêng. Tiếp tục có sự đơn giản hoá nhưng có chọn lọc các thủ tục điều kiện cho vay để các DNVVN có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng.
Với chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực NH, NHNN có trách nhiệm hoàn thiện Hệ thống Thông tin tín dụng, đặc biệt về chất lượng thông tin tín dụng nhằm lành mạnh hoá thị trường tín dụng nói chung của NH, từ đó chất lượng hoạt động cho vay toàn hệ thống NH nâng lên một bậc. Hiện nay, chất lượng cho vay DNVVN chưa cao bởi vì thông tin về DN mà các ngân hàng thương mại cổ phần như VCB lấy được từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) còn sơ sài (chỉ có chỉ tiêu tổng dư nợ và nợ quá hạn của DN tại các Tổ chức Tín dụng) không phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh của các DNVVN. Trong khi đó, tỷ lệ truy cập lấy thông tin từ CIC từ các ngân hàng thương mại cổ phần như Sacombank, ACB, Techcombank, VCB,….. là khá cao, nó phản ánh các NH thực tế đang “khát” thông tin về khách hàng khi ra quyết định cho vay. Xuất phát từ thực trạng này, NHNN cần phải có chỉ thị và biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả của CIC bằng việc bổ sung chính xác, đầy đủ thông tin liên quan đến khách hàng mà các NH thành viên cần góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với các DNVVN.
3.3.2Đối với NHNT nói chung và SGD Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói riêng.
Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động gia tăng nguồn vốn, tăng vốn tự có. Để tăng vốn tự có đối với nguồn bên ngoài, NH nên đẩy nhanh quá trình đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán không chỉ trong nước mà còn ở các thị trường lân cận như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc…
Tăng vốn huy động bằng cách mở rộng mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch, thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn của các DN sau khi vay. Việc kiểm tra, giám sát định kỳ khách hàng sau khi vay một cách khoa học là rất quan trọng, điều này sẽ biết khách hàng có sử dụng
nguồn vốn vay có đúng mục đích hay không, dự án kinh doanh có hiệu quả không, giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng cho NH, giảm tình trạng DN sử dụng vốn sai mục đích.
Liên kết với các hiệp hội DN, các quỹ hỗ trợ tín dụng trong việc cho vay các DNVVN chưa đủ điều kiện cho vay theo quy chế của NH. Các hiệp hội và quỹ hỗ trợ tín dụng sẽ đứng ra bảo lãnh một phần đối với các khoản vay của DNVVN.
3.3.3 Đối với các DNVVN
DNVVN cần phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật Kế toán. Có thể nói, hạn chế lớn nhất đối với các DNVVN khi tiếp cận vốn vay NH vẫn là các bản báo tài chính mà họ nộp cho NH. Phần lớn các bản báo cáo này rất sơ sài, thiếu tính minh bạch, thiếu tính chính xác, trung thực do các DNVVN không chấp hành đúng Luật và các văn bản về Kế toán do Bộ tài chính ban hành, do trình độ của cán bộ quản lý DN còn yếu kém. Do vậy, để đảm bảo thuận lợi cho phía NH khi thẩm định và xét duyệt cho vay, các DNVVN cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của Luật kế toán. Nếu không thể, DNVVN cũng phải cởi mở, trình bày rõ ràng, minh bạch, trung thực mọi thông tin về tình hình tài chính của mình mới vay được vốn của NH. Trên thực tế, yêu cầu tính chuẩn tắc của bản báo cáo tài chính luôn được các tổ chức tài chính quốc tế đặt lên hàng đầu khi phê duyệt một khoản vay bởi vì nó liên quan đến rủi ro cũng như chất lượng của khoản vay đó.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi trong quan hệ tín dụng giữa NH và DN. Một trong những vướng mắc khi cho vay DNVVN ở SGD là sự thiếu hiểu biết của các DN về trách nhiệm và quyền lợi trong quan hệ tín dụng với NH nên không đáp ứng yêu cầu của NH, gây sự chậm chễ, mất nhiều thời gian cho cả hai phía. Mặt khác, cần thiết nắm rõ
quy trình cho vay giúp các DNVVN biết phải cung cấp thông tin gì cho NH đồng thời sẽ xây dựng được dự án khả thi hơn, từ đó rút ngắn thời gian xin vay vốn, tiết kiệm chi phí cho DN. Do đó, các DNVVN cần chủ động trang bị kiến thức chuyên môn, trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ nhất là chủ DN dưới nhiều hình thức đào tạo phù hợp như chính quy, tại chức, từ xa,….. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp và giúp đỡ của Hiệp hội các DNVVN để phổ biến kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thủ tục, quy trình lập hồ sơ vay vốn, quyền lợi khi được vay thông qua các cuộc hội thảo, diễn đàn với sự tham gia của các chuyên gia trong (ngoài) nước, các cán bộ NH. Như vậy, không những giúp DNVVN tiếp cận nguồn vốn vay NH một cách thuận lợi mà còn nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với DNVVN ở các Ngân hàng thương mại cổ phần.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một nước đang phát triển nên quá trình hội nhập mang lại cho đất nước nhiều cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh đó, chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nhờ vào vai trò tích cực của nó đối với sự phát triển kinh tế quốc gia. Chính vì thế, hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều gia tăng quy mô cho vay đối với doanh nghiệp VVN. Tuy nhiên, quy mô tăng nhưng không hẳn chất lượng đã tăng, do đó để đảm bảo phát huy được vai trò của doanh nghiệp VVN đối với nền kinh tế, vai trò là nguồn lợi nhuận tiềm năng của các ngân hàng thương mại thì phải nâng cao lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thông qua việc phân tích thực trạng cho vay DNVVN tại SGD (theo các chỉ tiêu phản ánh việc cho vay DNVVN của NHTM ở chương I), một số kết quả của việc mở rộng cho vay DNVVN của SGD cùng với một số nguyên nhân chủ quan và khách quan đã được chỉ ra. Chẳng hạn như: vốn huy động của SGD chủ yếu là vốn ngắn hạn, SGD vẫn coi tài sản cầm cố, thế chấp là điều kiện hàng đầu để quyết định cho vay, DNVVN thường thiếu dự án khả thi, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, vốn chủ sở hữu nhỏ, thủ tục hành chính thiếu linh hoạt.
Trên cơ sở các nhân tố chủ quan trình bày ở chương I, các nguyên nhân, giải pháp mở rộng cho vay DNVVN tại SGD đã được trình bày. Đó là tăng cường hoạt động huy động vốn, nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay DNVVN, đa dạng hóa hình thức, phương thức cho vay, tăng cường kiểm tra giám sát các khoản tín dụng, tăng cường quan sát phòng ngừa rủi ro xử lý tốt nợ quá hạn, nâng cao chất lượng thông tin trong ngân
hàng, tăng cường chất lượng của hoạt động marketing ngân hàng, nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng, hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ kỹ thuật sử dụng trong ngân hàng.
Ngoài ra để mở rộng cho vay DNVVN không chỉ cần những cố gắng, nỗ lực của riêng SGD mà cần cả sự hỗ trợ, quản lý của các cơ quan, đơn vị liên quan và nỗ lực của bản thân các DNVVN. Từ những nhân tố và nguyên nhân khách quan, một số kiến nghị với các chủ thể này đã được đưa ra. Đó là kiến nghị với NHNN về việc cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng; là kiến nghị với DNVVN về việc xây dựng, trình bày dự án khả thi, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, uy tín trong sản xuất kinh doanh và vay vốn…
Hiện nay, cho vay đối với DNVVN là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, do đó để cạnh trạnh với các ngân hàng khác SGD VCB phải nâng cao chất lượng cho vay, vì thế đề tài mà em chọn để làm chuyên đề phù hợp với tình hình hoạt động cho vay đối với các DNVVN ở SGD.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Phạm Quang Trung, Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới góc nhìn quản trị- thách thức và giải pháp
2. Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, số 1627/2001/ QD-NHNN
3. Federic S.mishkin, 2001, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật.
4. TS. Phan Thị Thu Hà (Chủ biên), 2007, Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
5. GS.TS Lê Văn Tư, 2005, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
6. Peter S.Rose, 2004, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 7. Các bản báo cáo thường niên của VCB các năm 2006, 2007, 2008. 8. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ các số 21, 23/2008.