Định hướng phát triển hoạt động CVTG của VPBank trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Việt Nam (Trang 76 - 78)

Với mục tiêu chiến lược là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hoạt động cho vay tiêu dùng trong đó có cả CVTG chắc chắn vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sản phẩm dịch vụ của VPBank, nhất là các sản phẩm CVTG mua ô tô và mua xây dựng sửa chữa nhà.

VPbank sẽ mở rộng hoạt động CVTG cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Để triển khai và thực hiện tốt mục tiêu này, VPBank đã đưa ra những phương hướng họat động cụ thể như sau:

 Về quy mô

Ngân hàng sẽ chú trọng mở rộng các đối tượng phục vụ, mở rộng thị trường, khai thác thị trường tiềm năng, theo sát với định hướng phát triển kinh tế của Chính phủ như mở rộng thêm một số chi nhánh, phòng giao dịch tại một số vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh thành phố lớn... đối tượng khách hàng được mở rộng thêm sẽ thúc đẩy tăng trưởng dư nợ CVTG, tăng doanh thu từ hoạt động này. Tập trung khai thác tốt thị trường người tiêu dùng là những tầng lớp trung lưu, có thu nhập ổn định và có nhu cầu cao trong việc vay tiền để tiêu dùng, bên cạnh đó cần tận dụng và tìm kiếm cơ hội đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của những tầng lớp nghèo hơn vì số lượng này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dân số Việt Nam.

Gia tăng tỷ trọng CVTG trong cơ cấu cho vay. CVTG là loại hình cho vay mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với các hoạt động khác nếu tính trên cùng số lượng và thời hạn cho vay vì lãi suất cho vay cao hơn. Do đó cần gia tăng mở rộng loại hình cho vay này, một mặt đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng, mặt khác phân tán được rủi ro, khai thác được tối đa mọi đối tượng trong nền kinh tế.

 Về chất lượng

Ngân hàng sẽ đẩy nhanh việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, giảm thời gian chờ đợi và phiền toái cho khách hàng; đa dạng hoá sản phẩm tín dụng cá nhân mà trọng tâm là sẽ hình thành hệ thống sản phẩm dịch vụ mang đặc trưng riêng của ngân hàng. Việc đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ trọn gói, nhanh chóng, an toàn tiện lợi cung ứng liên kết giúp khách hàng có thể hưởng lợi ích đầy đủ nhất từ các sản phẩm này. Khi

đưa ra một sản phẩm nên có những dịch vụ đi kèm để thoả mãn nhu cầu tốt nhất cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh đối với ngân hàng khác.

Tăng cường mối quan hệ 3 bên: Các công ty xây dựng hay hãng kinh doanh, ngân hàng và khách hàng. Thiết lập mối quan hệ với các đại lý ô tô, các đại lý bán lẻ hàng hoá khác...

Làm chủ công nghệ hiện đại nhằm phát huy tối đa tính khả dụng của công nghệ, đưa ra được các sản phẩm của riêng mình, nâng cao năng lực cạnh tranh cho VPBank. Làm chủ công nghệ lõi Core - banking T24 sẽ giúp ngân hàng ứng dụng công nghệ điện tử, internet - banking, home - banking, phone - banking, thực hiện “đẩy khách hàng ra khỏi ngân hàng” tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch cho cả ngân hàng và khách hàng.

Hiện đại hoá trang thiết bị để thuận tiện trong khâu thanh toán, lưu trữ hồ sơ quản lý khách hàng, cung cấp thông tin, đơn giản hoá thủ tục cho vay, tạo sự thuận lợi và thoải mái cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được an toàn.

Tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác phát triển thương hiệu, đưa hình ảnh ngân hàng ngày càng trở nên quen thuộc hơn với khách hàng.

Tăng cường đào tạo nhân viên, nâng cao chất lượng tuyển dụng đối với nhân viên mới, đảm bảo đủ trình độ để tiếp thu công nghệ mới đáp ứng nhu cầu hội nhập.

Tiếp tục tăng vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng số lượng chi nhánh mới, và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong điều kiện tài sản có rủi ro không ngừng tăng lên.

Với khả năng và thực lực như hiện nay, Ngân hàng chọn phối hợp giữa 2 chiến lược “chiến lược tạo sự khác biệt” và “chiến lược tập trung” để làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngân hàng nói chung, cũng như hoạt động CVTG nói riêng.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Việt Nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w