Một số cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường bán buôn, bán lẻ với WTO.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh bán hàng ở Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy (Trang 54 - 56)

- Nhược điểm:

2. Một số cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường bán buôn, bán lẻ với WTO.

với WTO.

Theo cam kết gia nhập WTO, từ tháng 1/2007, các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập liên doanh phân phối sở hữu 49% vốn. Tỷ lệ này tăng lên 50% vào năm 2008 và bắt đầu từ ngày 1/1/2009 mở cửa cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp dịch vụ phân phối nước ngoài sự đối xử bình đẳng như các nhà cung cấp dịch vụ phan phối Việt Nam. Cả bốn loại hình phân phối theo phân loại của WTO mà chúng ta cam kết là: bán lẻ, bán buôn, đại lý hoa hồng và nhượng quyền thương mại. Theo đó, từ ngày 1/1/2008 chúng ta cho phép các liên doanh trong lĩnh vự bán lẻ không hạn chế mức góp vốn từ phía nước ngoài. Từ 1/1/2009, phía nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cùng với quy định về

mức đầu tư vốn thì cam kết đã quy định cụ thể với từng mặt hàng. Mức độ mở rộng thị trường với một số mặt hàng:

Từ 11/1/2007, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép phân phối những mặt hàng: xi măng, clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con, xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu, phân bón.

Từ 1/1/2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép phân phối máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con, xe máy.

Từ 1/1/2010, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất cả các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Chúng ta cũng quy định là khi các nhà phân phối nước ngoài muốn lập cơ sở bán lẻ thứ hai ở Việt Nam thì phải xin phép. Phải xem tình hình kinh tế xã hội để quyết định chứ không được tự động doanh nghiệp nào muốn lập điểm phân phối cũng được. Cam kết của chúng ta có quyền hạn chế việc mở thêm các điểm bán lẻ. Do đó không nên cấp phép một cách ào ạt cho các nhà phân phối thành lập chuỗi, mở cửa thị trường để cho nhiều nhà phân phối dễ dàng vào Việt Nam.

Thực tế Việt Nam gia nhập WTO hơn một năm qua đã khiến nước ta có những chuyển biến lớn về thế và lực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Thị trường phân phối bán lẻ đã có sự đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội nước nhà và chiếm một tỷ trọng khá trong GDP. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực là rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ-một lĩnh vực được coi là một chiếc bánh kinh tế đang được nhiều người nhòm ngó, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu như trước đây khi chúng ta bắt đầu là thành viên chính thức trong WTO, các nbà bán lẻ nước ngoài mới chỉ chiếm khoảng 10% thị phần thì nay con số này đã thay đổi nhiều. Do đó, cần phải có sự can thiệp mạnh mẽ và tích cực hơn nữa từ phía nhà nước, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống luật pháp và tạo môi

trường cạnh tranh lành mạnh thông thoáng để các doanh nghiệp có thể phát huy hết năng lực của mình. Các doanh nghiệp trong nước cũng cần không ngừng phấn đấu, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình, chuẩn bị hành trang sẵn sàng đối phó với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ đổ bộ vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh bán hàng ở Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w