Đối với Nhà nước:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh bán hàng ở Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy (Trang 67 - 71)

- Nhược điểm:

4. Đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh bán hàng của công ty trong thời gian tới.

4.2. Đối với Nhà nước:

Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay vẫn còn thua kém các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cả về vốn, kinh nghiệm, công nghê, tổ chức quản lý và sự chuyên nghiệp trong kinh doanh. Do vậy, trong sự phát triển và tạo môi trường lành mạnh trong lĩnh vực bán lẻ hiện nay, vai trò vủa Nhà nước, cơ quan quản lý là vô cùng quan trọng.

Điều đầu tiên là Nhà nước cần quy hoạch chiến lược và chi tiết cho hệ thống bán lẻ. Nhà nước cần quy định tỷ lệ thị trường nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong nước mức hợp lý tăng trưởng là 70/30 còn không là 60/40, nếu không sau này khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài ồ ạt tràn vào Việt Nam

thì chúng ta sẽ rất khó kiểm soát. Hiện nay, một tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang ngầm liên kết để mở 40 siêu thị trên toàn quốc và tới khi chúng ta mở cửa hoàn toàn thì tập đoàn này chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, do đó họ có khả năng chiếm lĩnh toàn bộ thị trường vì các doanh nghiệp Việt Nam thì không thể cạnh tranh được.

Với luật cạnh tranh, hiện vẫn chưa phân biệt được bán buôn và bán lẻ nên sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bán lẻ. Do đó, trong thời gian tới Nhà nước cần tăng cường hoàn thiện hệ thống luật pháp, đặc biệt là luật cạnh tranh và những quy định có liên quan đến thị trường bán lẻ.

Trong lĩnh vực bán lẻ, Nhà nước cần quy định đâu là nơi phát triển các doanh nghiệp trong nước, đâu là nơi kêu gọi đầu tư. Các doanh nghiệp phân phối cần được Nhà nước tạo hành lang pháp lý rút ngắn thời gian khấu hao để đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Cần tạo ra hàng hoá kỹ thuật để các doanh nghiệp trong nước phát triển như: chúng ta đã cam kết phía nước ngoài được lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài nhưng chúng ta quy định mỗi tập đoàn chỉ được mở một siêu thị thay vì mở một chuỗi siêu thị. Đây là những chính sách phát triển mà Nhà nước cần chú trọng và không để vi phạm cam kết. Nhà nước cần đẩy nhanh tiến trình xây dựng và tiến hành tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch tổng thể lĩnh vực bán lẻ.

Hệ thống sản xuất của chúng ta còn rất yếu kém (thấp hơn 2-15 lần so với thế giới) khiến hàng hoá nước ngoài mới vào được siêu thị là đã đánh bật thị phần của chúng ta. Vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng tạo ra rào cản đối với chất lượng nguồn hàng của các siêu thị. Cơ chế quản lý hàng hoá của chúng ta đang bị bỏ ngỏ, lơ là. Chi phí ngoài sổ sách cho các hàng hoá là quá lớn. Việc báo cáo của chính các siêu thị với hiệp hội và cơ quan chức năng cũng chưa tốt. Sự liên kết của các doanh nghiệp còn yếu kém, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng tham nhũng. Do đó, Nhà nước cần tạo cơ chế để các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp bán lẻ liên kết chặt

chẽ, xây dựng những sàn đấu giá hàng hoá công khai, cũng như mạnh tay hơn nữa trong việc chống tiêu cực trong quản lý chất lượng hàng hoá.

Khi thực hiện lộ trình trong WTO, sự bảo hộ của Nhà nước sẽ giảm dần, thay vào đó vai trò của các hiệp hội ngành nghề đứng bên cạnh các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tạo lập và duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các nhà bán lẻ càng trở nên quan trọng. Việc thành lập Hiệp hội bán lẻ hiện nay là phù hợp nhất với quy luật phát triển và nhu cầu nội tại của lĩnh vực này. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng chỉ đạo tổ chức thành lập Hiệp hội này để các doanh nghiệp bán lẻ thực sự có điểm tựa vững chắc cho phát triển.

KẾT LUẬN

Bán hàng trong nền kinh tế thị trường ngày càng có vai trò quan trọng đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại. Để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và xu thế hội nhập ngày càng sâu sắc hiện nay, các doanh nghiệp muốn bán được hàng và bán được nhiều thì phải không ngừng tự đổi mới mình, tìm ra những phương thức, hướng đi mới trong kinh doanh. Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong thời gian qua, từ một doanh nghiệp Nhà nước đi lên công ty cổ phần nên công ty không thể tránh khỏi ảnh hưởng của cơ chế kinh doanh cũ. Công ty cũng đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hoạt động bán hàng của công ty ngày càng có nhiều khởi sắc, hệ thống các siêu thị, cửa hàng của công ty đang được đầu tư và phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hàng hoá của công ty nói chung đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng (được người tiêu dùng chấp nhận). Doanh số bán hàng qua các năm đều có sự gia tăng đáng kể. Các mặt hàng chính của công ty đều có sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng. Tuy nhiên vấn đề chất lượng, dịch vụ và đổi mới trong bán hàng chưa được thực hiện tốt dẫn đến tình trạng nhiều mặt hàng có có sự giảm sút về doanh thu, một số cửa hàng của công ty còn làm ăn thua lỗ. Trong thời gian tới công ty nên chú trọng đầu tư hơn nữa cho hoạt động bán hàng, tiến hành nghiên cứu thị trường sâu hơn, chuyên nghiệp hơn. Xây dựng các kế hoạch, chính sách bán hàng sát thực tế hơn về các chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận, giá cả, mặt hàng,…Cần có sự đào tạo chuyên sâu đội ngũ nhân viên bán hàng để biến họ trở thành những người bán hàng giỏi “bán được cả công ty” và có phong cách phục vụ chuyên nghiệp mới mong xây dựng thương hiệu CTM trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh bán hàng ở Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w