0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Các đối thủ cạnh tranh lớn của công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 53 -55 )

Đối thủ cạnh tranh quốc tế

Hiện nay, công ty phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ nặng ký trên thị trường Mỹ như các công ty của Trung Quốc, Srilanca, Ấn Độ... Những công ty này có nhiều lợi thế hơn hẳn cụ thể:

Các công ty của Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất so với các đối thủ khác trên thị trường Mỹ năm 2007 Trung Quốc chiếm 65% thị phần hàng may mặc của Mỹ, hàng may mặc của Trung Quốc nổi bật với lợi thế chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, phong phú, giá bán thấp và được nhiều khách hàng Mỹ biết đến do có hệ thống kênh phân phối rộng khắp... Các công ty Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh số 1 của các công ty Việt Nam nói chung của công ty nói riêng.

Các công ty xuất khẩu hàng may mặc của Ấn Độ là đối thủ thứ hai của công ty do Ấn Độ là có đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp nên Ấn Độ có ngành công nghiệp nguyên phụ liệu rất phát triển nhất là ngành dệt vải, do đó, giá thành sản phẩm thấp dẫn tới giá bán thấp hơn.

Đối thủ cạnh tranh thứ ba của hàng may mặc Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng là các công ty của Srilanca. Các doanh nghiệp của

Srilanca biết sử dụng hình thức nhượng quyền thương mại. Họ mua nhượng quyền các thương hiệu may mặc nổi tiếng, với những nhãn mác nổi tiếng trên sản phẩm đã giúp cho sản phẩm may mặc của các công ty Srilanca bán chạy trên thị trường Mỹ, do đó làm giảm sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường Mỹ. Một số nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài đã đã tiến hành sản xuất hàng hóa mang nhãn hiệu nổi tiếng của Mỹ như Nike, Reebok …sau đó xóa nhập khẩu vào Mỹ. Vì vậy, sản phẩm của những công ty này sau khi mua nhượng quyền thương hiệu sẽ tăng sức cạnh tranh.

Để mài sắc cạnh tranh nhiều công ty may mặc của Mỹ theo đuổi khuynh hướng xây dựng liên kết thiết kế- nhãn hiệu-sản xuất- bán lẻ bằng việc sử dụng hệ thống đáp ứng nhanh. Đáp ứng nhanh là một hệ thống rút ngắn khoảng cách giữa điểm bán lẻ và nơi giao hàng, giảm thời gian không cần thiết, giảm chi phí sử lý giấy tờ… Đáp ứng nhanh đang trở nên ngày càng thiết yếu để cạnh tranh trên thị trường biến đổi nhanh như ngày nay. Lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất, kinh doanh may mặc Mỹ so với các nhà nhập khẩu là NHÃN HIỆU, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM và ĐÁP ỨNG NHANH. Các nhà sản xuất, kinh doanh Mỹ chú trọng tới thị trường khách hàng sang trọng, khó tính, công ty vẫn chưa chú trọng tới mảng thị trường quan trọng này.

Đối thủ cạnh tranh trong nước

Về đối thủ cạnh tranh trong nước công ty May Thăng Long cũng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ đã từng có tiếng không chỉ ở trên sân nhà như công ty May 10, công ty May Việt Tiến, công ty May Nhà Bè, công ty An Phước, công ty may Hồ Gươm...Công ty Việt Tiến xuất khẩu sản phẩm với chất lượng tốt được khách hàng Mỹ chấp nhận và thời gian giao hàng tương đối đúng thời hạn tạo dựng được uy tín đối với các đối tác Mỹ. Công ty May Nhà Bè trong lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may, Nhà

Bè đã liên doanh với các công ty nước ngoài để sản xuất sản phẩm các loại cho nên giá cả hàng may mặc công ty thấp mà công ty May Thăng Long không thể cạnh tranh nổi trên thị trường Mỹ.

Nhìn chung, công ty May Nhà Bè, công ty May Việt Tiến là hai trong số những công ty của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng đạt ở mức cao, cả hai công ty đều có dây chuyền may đồng bộ tạo ra những mặt hàng may mặc có chất lượng không thua kém hàng may mặc của các đối thủ của Trung Quốc, Ấn Độ. Vì vậy, nếu công ty cần có những đổi mới cần thiết để có thể cạnh tranh được với chính các đối thủ trong nước trên thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 53 -55 )

×