Lập trình cho bộ điều khiển PLC:

Một phần của tài liệu thiết kế và dựng mô hình thang máy sử dụng biến tần - động cơ kđb (Trang 36 - 37)

TỔNG QUAN VỀ PLC (SIEMENS)

2.4. Lập trình cho bộ điều khiển PLC:

Cách thông dụng nhất để lập trình cho bộ điều khiển PLC là thông qua máy tính đã được cài đặt phần mềm lập trình, tuy nhiên cũng có thể tiến hành lập trình bằng tay. Ngày nay, việc sử dụng máy tính cho việc lập trình và tái lập trình cho những bộ PLC dùng trong các nhà máy rất phổ biến, nó giữ vai trị rất quan trọng trong công nghiệp.

(Hình 2.4).

Để một hệ thống PLC có thể thực hiện được một quá trình điều khiển nào đó thì bản thân nó phải biết được nó cần phải làm gì và làm như thế nào.

Việc truyền thông tin về hệ thống ví dụ như quy trình hoạt động cũng như các yêu cầu kèm theo cho PLC người ta gọi là lập trình.

Và để có thể lập trình được cho PLC thì cần phải có sự giao tiếp giữa người và PLC.

Việc giao tiếp này phải thông qua một phần mềm gọi là phần mềm lập trình.

Mỗi một loại PLC hoặc một họ PLC khác nhau cũng có những phần mềm lập trình khác nhau.

Đối với PLC S7-200, SIEMEN đã xây dựng một phần mềm để có thể lập trình cho họ PLC loại này. Phần mềm này có tên là STEP7- MicroWIN4.0.

Ngoài việc phục vụ lập trình cho PLC S7-200, phần mềm này còn có rất nhiều các tính năng khác như các công cụ gỡ rối, kiểm tra lỗi, hỗ trợ nhiều cách lập trình với các ngôn ngữ khác nhau…

Phần mềm này cũng đã được xây dựng một phần trợ giúp (Help) có thể nói là rất đầy đủ, chi tiết và tiện dụng. Người dùng có thể tra cứu các vấn đề về PLC S7-200 một cách rất nhanh chóng, rõ ràng và dễ hiểu.

Một phần của tài liệu thiết kế và dựng mô hình thang máy sử dụng biến tần - động cơ kđb (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w