Tình hình xuất khẩu hàng Da – Giầy Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới (Trang 32 - 71)

- Việt Nam chiếm vị trí thứ tư trên thế giới về xuất khẩu hàng giầy dép sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, với kim ngạch đạt trên 2,6 tỷ USD trong năm 2004, tăng gần 15% so với năm 2003. Và năm 2005, ngành Da - Giầy Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 470 triệu đôi giáy dép với tổng kim ngạch xuất khẩu ngành đạt 3,3 tỷ USD. Năm 2005, Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu với Nhật, Nga, các nước Đông Nam Á, Đông Âu, Trung Đông và châu Phi.

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành này trong vài năm gần đây đạt khá cao. Việt Nam hiện là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu giầy dép. Trong đó, 20% lượng giầy dép nhập khẩu của EU là từ Việt Nam, chiếm tới 80% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành với trên 200 triệu đôi năm 2002, đứng thứ 2 sau Trung Quốc.

Bảng 2.1. Giá trị xuất khẩu Da - Giầy Việt Nam 2001-2006

ĐVT: Triệu USD

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Giá trị xuất khẩu

1500 1600 1800 2250 2700 3039 3550

(Nguồn: Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam)

Theo đề án phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam giai đoạn 2002-2010 đã được Bộ Công nghiệp(nay là Bộ Công Thương) trình Chính phủ phê duyệt,

để đạt được mục tiêu trên, ngành Da - Giầy sẽ cần phải đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng từ đây đến năm 2005 và 14.000 tỷ đồng giai đoạn 2005-2010.

Thị trường EU vẫn là thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp trong ngành song có nhiều biến động do ảnh hưởng vụ kiện, sức mua và cơ cấu sản phẩm thay đổi, đồng thời phụ thuộc nhiều vào các đối tác đặt hàng, hợp tác sản xuất và sức ép về thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế.

Thị trường Hoa kỳ được nhiều doanh nghiệp trong ngành hướng tới, một phần do tác động vụ kiện, một phần do nhu cầu đa dạng, phong phú, và quan hệ song phương được cải thiện, các doanh nghiệp chuyển hướng nhằm đa dạng hoá thị trường, hạn chế rủi ro khi bị áp thuế phá giá cao tại thị trường EU, đặc biệt tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại khi VN chính thức gia nhập WTO. Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường Hoa kỳ, các doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác tin cậy, gắn với các kênh phân phối lớn và các nhãn hiệu giầy nổi tiếng (Hiện tại, gần 80% lượng hàng tiêu thụ thụ tại Hoa kỳ do các nhà phân phối lớn chi phối, trên 50% lượng giầy tiêu thụ tại Hoa kỳ là hàng hiệu.

Thị trường Mêhicô, tuy chiếm tỷ trọng không lớn (Năm 2005 đạt 105,257 triệu USD), song có dấu hiệu sẽ bị kiện phá giá do tốc độ xuất khẩu từ Việt Nam vào Mehicô tăng nhanh, giá cả thấp (các doanh nghiệp và đối tác tranh thủ xuất khẩu qua thị trường này để vào Hoa Kỳ và các nước lân cận với lợi thế ưu đãi của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)).

Hàng Việt Nam khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc về mặt giá cả trên hầu hết các thị trường. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép của nước ta cần đặc biệt chú trọng những sản phẩm có chất lượng cao để tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công nghiệp( nay là Bộ Công Thương ), giá trị gia tăng trong xuất khẩu mặt hàng này còn thấp (bình quân khoảng 25%) do phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào theo đơn hàng của các tập đoàn lớn. Ngoài ra, các thị trường khác như Nhật Bản, Đông Âu và

Nam Phi cũng là mục tiêu mà các doanh nghiệp trong ngành đang hướng tới. Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những giải pháp tích cực để đề xuất và kiến nghị Uỷ ban Châu Âu xem xét lại quyết định áp thuế càng sớm, càng tốt, đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp trong ngành

Da - Giầy Việt Nam, đặc biệt trong quá trình hội nhập.

2.2.Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn

2.2.1.Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn được tổng hợp và đánh giá qua Bảng 2.2:

Bảng 2.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007

ĐVT: 1000VNĐ Stt Các chỉ tiêu Thực hiện So sánh 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1 Doanh thu thuần 28.922.489 27.318.568 41.315.412 0,94 1,51 2 Giá vốn hàng bán (CPSX) 24.665.639 23.741.178 34.154.054 0,96 1,44 3 Chi phí quản lý 4.225.857 3.402.416 6.911.551 0,805 2,03

kinh doanh 4 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 30.993 174.973 249.807 5,76 1,43 5 Thuế TNDN phải nộp 8.678 49.992 69.946 5,76 1,399 6 Lợi nhuận sau thuế 22.315 125.981 179.861 5,04 1,43

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Công ty cổ phần Long Sơn)

Từ bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn ta có thể nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực song lại chưa ổn định. Cụ thể là:

- Doanh thu thuần năm 2006 giảm 6% so với doanh thu thuần năm 2005 tương ứng với số tiền giảm là 1.603.921.000VNĐ, nhưng đến năm 2007 doanh thu thuần lại tăng 51% so với năm 2006 tương ứng với số tiền tăng lên là 13.996.844.000VNĐ.

- Giá vốn hàng bán năm 2006 giảm 4% so với giá vốn hàng bán năm 2005 tương ứng với số tiền giảm là 924.461.000VNĐ, giá vốn hàng bán năm 2007 lại tăng 44% so với giá vốn hàng bán năm 2006 tương ứng với số tiền tăng lên là 10.412.876.000VNĐ.

- Chi phí quản lý năm 2006 giảm 19,5% nhưng năm 2007, khoản chi phí này lại tăng lên 103% so với chi phí quản lý năm 2006 tương ứng với số tiền tăng lên là 3.509.135.000VNĐ.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn năm 2006 tăng lên tới mức 476% so với năm 2005 tương ứng với số tiền tăng lên là 144.580.000VNĐ, năm 2007 khoản lợi nhuận này tăng lên 43% so với năm 2006 tương ứng với số tiền tăng là 74.834.000VNĐ.

- Khoản đóng góp của Công ty cổ phần Long Sơn vào Ngân sách Nhà nước tăng từ 8.678.000VNĐ (2005) lên đến 48.992.000VNĐ(2006) và 69.946.000VNĐ(20070, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đóng góp một phần làm tăng GDP của nước ta.

- Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2006 và 2007 đều tăng lên cụ thể là: năm 2006 tăng 404% so với năm 2005 tương ứng với số tiền tăng lên là 102.666.000VNĐ, năm 2007 tăng 43% so với năm 2006 tương ứng với số tiền tăng lên là 53.880.000VNĐ.

Về hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng giầy dép các loại thì doanh thu thuần chiếm 7,69% so với tổng doanh thu thuần(2005), chiếm 93% so với tổng doanh thu thuần( 2006), chiếm 73,5% so với tổng doanh thu thuần(2007). Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giầy dép của Công ty chiếm 56,1% năm 2005, 33,2% năm 2006 và 57,2% năm 2007 so với tổng lợi nhuận của Công ty. Từ đó, ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giầy dép chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty. Tuy nhiên, Công ty chủ yếu nhận đặt hàng gia công các sản phẩm giầy dép từ đối tác nước ngoài nên còn phụ thuộc nhiều vào việc nhập nguyên, phụ liệu cho hoạt động sản xuất của Công ty và do đó lợi nhuận thu được tuy đã tăng nhưng chưa cao, hoạt động sản xuất chưa thực sự ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động xuất khẩu giầy dép các loại là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh giầy dép chiếm tới 56,12% ( năm 2005), 33,22% ( năm 2006 ), và chiếm 57,23% trong tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty.Dưới đây là bảng tình hình xuất khẩu của Công ty:

Bảng 2.3.Tình hình xuất khẩu giầy dép của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 - 2007

ĐVT: Đôi

Stt Thị trường tiêu thụ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Đức 1.155.032 903.318 1.042.843 2 Pháp 69.540 27.999 70.458 3 Bỉ 3.828 12.663 15.354 4 Canada 16.544 15.856 15.844 5 Hà Lan 161.071 110.328 81.980 6 Đan Mạch 12.837 22.517 2.706 7 Italia 264.937 205.191 170.844 8 Thụy Điển 74.592 74.881 144.924 9 Anh 16.791 52.700 6.300 10 Các nước khác 289.418 446.060 605.120

( Nguồn: Phòng Xuất – Nhập khẩu Công ty cổ phần Long Sơn )

Trong thời gian qua, Công ty cổ phần Long Sơn vẫn duy trì việc xuất khẩu giầy dép sang các nước thuộc thị trường EU và không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước ngoài khối Liên minh EU. Nhìn chung, thị trường xuất khẩu lớn của Công ty cổ phần Long Sơn vẫn là thị trường các nước như Đức, Anh, Pháp. Tuy nhiên, sản lượng giầy dép xuất khẩu sang các nước này không đều qua các năm, do có sự biến động về số lượng giầy dép ký kết trong hợp đồng với các đối tác nước ngoài và do sự biến động về giá cả nguyên, phụ liệu cho hoạt động gia công.

Biểu 2.1; 2.2; 2.3 sẽ cho ta thấy sự thay đổi trong xuất khẩu sản lượng giầy dép xuất khẩu sang thị trường các nước của Công ty giai đoạn 2005 – 2007:

Biểu 2.1.Sản lượng giầy dép tiêu thụ trên thị thường các nước của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 - 2007

0 500000 1000000 1500000 Năm 2005 Đức Pháp Bỉ Canada

Hà Lan Đan Mạch Italia Thụy Điển Anh Các nước khác 0 500000 1000000 1500000 2000000 Năm 2006 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 Năm 2007

Tại thị trường các nước Anh, Đức, Pháp vẫn được Công ty duy trì và mở rộng, tuy nhiên thị trường Bỉ, Canada và Đan Mạch vẫn chưa được chú trọng. Sản lượng giầy dép xuất khẩu sang các nước này chỉ chiếm khoảng 0,7 – 1,2% so với tổng sản lượng xuất khẩu sang các nước thuộc thị trường châu Âu.

2.2.2.Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty thông qua các yếu tố nội lực

2.2.2.1.Nguồn lực vật chất và tài chính

Nguồn lực vật chất của Công ty cổ phần Long Sơn không chỉ biểu hiện ở hệ thống phân xưởng, nhà máy của Công ty mà còn được biểu hiện thông qua số lượng máy móc, thiết bị được sử dụng vào hoạt động sản xuất, gia công sản phẩm giầy dép các loại của Công ty:

Bảng 2.4 .Tình hình máy móc thiết bị của Công ty tính đến 31/12/2007

Stt Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng Giá trị còn lại (%)

1 Máy may Nhật 49 máy 85

2 Máy chặt Nhật 36 máy 80

3 Máy bồi Hàn Quốc 1 bộ 88

4 Máy nén khí Hàn Quốc 16 máy 91

5 Máy gồ mũi Nhật 6 máy 87

6 Máy ép Hàn Quốc 18 máy 86

7 Máy in xoa Hàn Quốc 18 máy 90

(Nguồn : Phòng Quản lý và điều hành sản xuất Công ty cổ phần Long Sơn)

Nhìn chung, máy móc thiết bị trong toàn Công ty cổ phần Long Sơn phần lớn là được nâng cấp, sửa chữa và mua sắm mới, dây chuyền sản xuất được đồng bộ hóa do đối tác Đài Loan cung cấp do đó đảm bảo cho hoạt động gia công, sản xuất giầy dép xuất khẩu trong Công ty đạt hiệu quả cao nhất.

Tổng giá trị máy móc, thiết bị và khấu hao tài sản cố định được sử dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn được thống kê trong Bảng 2.5:

Bảng 2.5.Tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình của Công ty cổ phần Long Sơn tính đến 31/12/2007 Khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải, vật truyền dẫn Tổng cộng 1.Nguyên giá TSCĐ 26.779.991.161 1.370.508.300 1.534.469.000 29.684.968.461 2.Giá trị khấu hao 2.091.059.000 127.821.000 88.000.000 2.306.888.000 3.Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình 15.188.840.161 425.705.300 1.370.043.000 16.984.588.461

Nguyên giá TSCĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

90% 5% 5%

Nhà cửa,vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải

Giá trị khấu hao

37%

58%

3% 2%

Giá trị còn lại của TSCĐ

89% 3% 8%

Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của Công ty. Trong thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu giầy dép của Công ty cổ phần Long Sơn đạt được nhiều thành tựu đáng kể do đó mà nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn cũng tăng lên và thay đổi qua các năm.

Từ bảng số liệu về nguồn vốn của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007 đã đề cập trong chương I, ta có biểu đồ thể hiện sự tương

quan giữa giá trị tài sản và giá trị nguồn vốn của Công ty cổ phần Long Sơn như sau:

Biểu đồ 2.3.Tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Long Sơn năm 2007

49% 51% Giá trị TSCĐ Giá trị TSLĐ 45% 55% Vốn CSH Vốn Vay 2.2.2.2.Nguồn nhân lực

Lực lượng lao động trong Công ty cổ phần Long Sơn phần lớn là lao động trẻ, nhiệt tình, sáng tạo nhưng nếu phân theo trình độ giáo dục, đào tạo ta có thể nhận thấy Công ty còn thiếu một đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp và đội ngũ công nhân lành nghề. Cơ cấu lao động của Công ty được thống kê trong Bảng 2.7:

Bảng 2.6.Tình hình lao động của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007 phân theo trình độ giáo dục, đào tạo

ĐVT: Người

Trình độ

Năm

2005 2006 2007 Đại học, sau đại học 25 40 60 Cao đẳng, trung cấp 45 60 80

THPT 1070 1260 1380

Từ bảng số liệu về lao động của Công ty ta có Biểu 2.4 cho thấy cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Long Sơn thay đổi từ năm 2005 đến năm 2007 như sau:

Biểu 2.4.Biểu đồ cơ cấu lao động trong Công ty cổ phần Long Sơn năm 2007

4% 5%

91%

Đại học,sau đại học Cao đẳng, trung cấp THPT

Theo bảng và biểu đồ trên ta thấy:Năm 200 số nhân lực có trình độ đại học, sau đại học trong Công ty cổ phần Long Sơn chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng số công nhân viên trong Công ty, số nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp cũng chỉ chiếm khoảng 5% trong khi đó số nhân lực có trình độ trung học phổ thông thì chiếm tới 91% tổng số công nhân viên trong Công ty.

Ngoài người lao động là người dân địa phương và người dân ở các tỉnh khác như Bắc Giang, Hà Giang, Thái Bình, Hà Tây, Thanh Hóa…Công ty cổ phần Long Sơn còn có một đội ngũ nhân viên là người nước ngoài, cùng tham gia vào cơ cấu tổ chức của Công ty góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị của Công ty từ những ngày mới đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Số lượng người lao động nước ngoài làm việc tại Công ty cổ phần Long Sơn tính đến ngày 15/04/2008 được thống kê trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.7.Danh sách người nước ngoài làm việc tại Công ty cổ phần Long Sơn

STT HỌ VÀ TÊN NĂM SINH TÍNHGIỚI QUỐC TỊCH CHỨC DANH

1 YANG KO HSI 1957 Nam Đài Loan Giám đốc X1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 HUANG TSAN 1956 Nam Đài Loan Giám đốc tài vụ

3 ZHAO PU BIN 1967 Nam Trung Quốc Xưởng trưởng may

4 ZHANG MING 1975 Nam Trung Quốc Xưởng trưởng HC Chủ quản Đế

5 CHEN SHI JU 1977 Nữ Trung Quốc Quản lý SX

7 MO QUANG QI 1962 Nam Trung Quốc Giầy mẫu 8 LI XIAO HUI 1967 Nam Trung Quốc Chủ quản Kho NL

9 NIE SONG 1967 Nam Trung Quốc Giầy mẫu

10 TAN XIU QIN 1975 Nữ Trung Quốc Chủ quản May A, B 11 XIONG LIAN SHI 1974 Nam Trung Quốc Chủ quản HC C 12 WANG CHENG HONG 1973 Nam Trung Quốc Chủ quản HC A

13 XU LU MING 1972 Nam Trung Quốc Chủ quản QC

14 HE ZHI JUN 1971 Nữ Trung Quốc Chủ quản May C, D

15 HE HAI WEN 1975 Nam Trung Quốc Chủ quản Pha cắt 16 SUN YI CHANG 1970 Nam Đài Loan Phó Giám đốc HC 17 TAN XIAO HONG 1977 Nữ Trung Quốc Chủ quản May X2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới (Trang 32 - 71)