Phương pháp lựa chọn lợi thế cạnh tranh cho Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới (Trang 73 - 79)

Bảng 3.2.Lợi thế cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Lợi thế cạnh tranh Vị thế của Công ty Vị thế của đối thủ cạnh tranh Tầm quan trọng của việc cải thiện vị thế Tính khả thi và tốc độ Khả năng của đối thủ cạnh tranh cải thiện vị thế Biện pháp đề xuất 1 - 10 1 - 10 H - M -L H - M -L H - M -L 1.Công nghệ 5 8 L L M Ứng dụng Công nghệ hiện đại vào sản xuất gia công giầy dép 2.Chất lượng sản phẩm 8 9 H H H Đa dạng hóa sản phẩm; đổi mới kiểu dáng, mẫu mã 3.Giá cả 7 9 M M M Áp dụng chính sách giá cả linh hoạt, định giá cạnh tranh 4. Chất lượng nguồn nhân lực 6 8 M M H Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thong qua đào tạo 5. Thương hiệu 3 7 H L M Xây dựng và phát triển thương hiệu

* H: Cao; M: Trung bình; L: Thấp

Công ty cổ phần Long Sơn có thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh liên quan đến chất lượng của sản phẩm giầy dép gia công. Chất lượng sản phẩm giầy dép của Công ty là tổng thể những chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm hình thành trong suốt quá trình sản xuất do nhiều yếu tố quyết định như: chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị và tình trạng ổn định của công nghệ chế tạo đặc biệt là chất lượng lao động. Muốn đảm bảo được chất lượng thì một mặt Công ty phải chú ý tới tất cả các khâu của quá trình sản xuất, mặt khác phải có chính sách kiểm tra chất lượng sản phẩm do nhân viên kiểm tra chất lượng chuyên nghiệp thực hiện.

3.2.1.4.Ứng dụng mô hình SWOT phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cà trong các báo cáo nghiên cứu .. đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Mô hình 3.1.Mô hình SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty cổ phần Long Sơn

Những cơ hội ( O)

1.Nguyên vật liệu nhập khẩu ngày càng rẻ và có chất lượng cao hơn. 2.Được EU dành cho thuế ưu đãi GSP, sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam bán tại các nước EU có mức giá cạnh tranh ( do thuế nhập khẩu thấp hơn các nước trong khu vực ).

3.Nhu cầu tiêu dùng lớn, ổn định và ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng giá trị của đồng EURO.

4. Việt Nam ngày càng mở rộng mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.

5.Các nước EU mở rộng tạo thêm nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Da – Giầy Việt Nam xuất khẩu sang EU ( với chính sách đồng nhất của EU được thực thi từ tháng 5/2004 ).

Những thách thức ( T )

1.Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giầy dép mang tính thời trang ngày càng cao 2.Công ty phải cạnh tranh với các sản phẩm giầy dép giá “Rẻ” của Trung Quốc.

3.Sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ngày càng gia tăng

4.Đối thủ cạnh tranh hiện tại khá mạnh. 5.Yêu cầu về nhập khẩu các sản phẩm giầy dép xuất khẩu vào thị trường nước ngoài ngày càng nghiêm ngặt.

1.Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua đạt được nhiều thành tựu tích cực.

2.Công ty có khả năng tiếp nhận công nghệ nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc.

3.Công ty có khả năng tiếp thu những kinh nghiệm Quản lý hiện đại. 4.Người lao động năng động, sáng tạo và nhiệt tình.

5.Chất lượng sản phẩm của Công ty đã có uy tín tại nhiều nước thuộc thị trường EU.

1.Phụ thuộc vào đối tác nước ngoài về nguyên, phụ liệu.

2.Số lượng nhân viên được đào tạo chuyên ngiệp còn thấp.

3.Hoạt động thu thập thông tin thương mại và hoạch định chiến lược kinh doanh chưa được quan tâm thích đáng. 4.Chưa có thương hiệu riêng cho Công ty.

5.Công nghệ sản xuất, gia công giầy dép trong nhà máy của Công ty chưa hiện đại.

Từ mô hình SWOT ở trên, Công ty có thể hoạch định kế hoạch cũng như chiến lược sản xuất, kinh doanh cho Công ty cổ phần Long Sơn trên cơ sở phát huy điểm mạnh và tận dụng cơ hội (chiến lược SO ); phát huy điểm mạnh - vượt qua thách thức ( chiến lược ST ); tận dụng cơ hội - hạn chế điểm yếu (Chiến lược WO); vượt qua thách thức và hạn chế điểm yếu( WT).

• Chiến lược SO:

 Nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh hơn nữa kết hợp với việc tìm kiếm, thu mua nguyên liệu “rẻ” đáp ứng nhu cầu sản xuất theo kế hoạch của Công ty.

 Nâng cao khả năng đánh giá và tiếp nhận công nghệ nhập khẩu từ các nước đang phát triển và các nước phát triển để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, gia công giầy dép các loại, đáp ứng nhu cầu tiêu dung ngày càng tăng.

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nhân viên giỏi ngoại giao để tận dụng những mối quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác nước ngoài.

 Đầu tư thiết kế, đổi mới mẫu mã, kiểu dáng; đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng thích nghi với sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dung trong và ngoài nước.

• Chiến lược ST: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Phân đoạn thị trường, thiết kế những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của từng đoạn thị trường khác nhau.

 Nâng cao lợi thế cạnh tranh, sử dụng linh hoạt các công cụ cạnh tranh, nâng cao uy tín của Công ty trên thương trường.

 Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm giầy dép theo hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài.

• Chiến lược WO:

 Tìm kiếm nguồn nguyên liệu, phụ liệu trong và ngoài; hạ giá thành sản phẩm.

 Hoạch định chiến lược thu thập thông tin về thị trường, về đối tác, đối thủ cạnh tranh, về thông tin xuất nhập khẩu…làm căn cứ, cơ sở cho hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh cũng như chiến lược cạnh tranh của Công ty trong từng thời kỳ.

 Từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và thương hiệu cho Công ty.

 Đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ thích hợp đáp ứng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty.

 Từng bước chủ động trong tìm kiếm nguồn nguyên, phụ liệu rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao.

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty trong thời kỳ cạnh tranh ngày càng gay gắt.

 Thu thập, phân tích thông tin về đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn để xác đinh rõ vị trí của mình trên thương trường, từ đó sử dụng công cụ cạnh tranh cho thích hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới (Trang 73 - 79)