Trong đó, nguồn vốn từ bên trong giữ vai trò quyết định, nguồn vốn bên ngoài giữ vai trò quan trọng. Cơ cấu các nguồn vốn huy động có thể biểu hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ cơ cấu các nguồn vốn huy động( SĐ 2)
3.2 Các giải pháp mang tính chiến lược Nguồn Nguồn
vốn bên trong (34.05%)
Nguồn Khấu hao cơ bản và thanh lý TSCĐ
3.814.983.561 Đ (28.25%) Lợi nhuận để lại tại quỹ đầu tư phát triển đầu tư phát triển 780.000.000 Đ (5.8%)
Vay CB-CNV trong công ty
7.030.000.000 Đ (52.07%) Vay dài hạn ngân hàng và Vay dài hạn ngân hàng và Tổng công ty Dệt-May VN 1.875.016.439 Đ (13.88%) Nguồn vốn vay (65.95%) Nhu cầu vốn 13.5 Tỷ Đ
53
Thực hiện đầy đủ các biện pháp huy động vốn đã nêu ở phần trước, công ty May Chiến Thắng có thể đáp ứng được nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị công nghệ trong thời gian tới. Song, dự án đó mới dự án đầu tư mang tính chất tình thế nhằm khắc phục một số tồn tại lớn về dây truyền công nghệ sản xuất hiện tại ở công ty. Trong một tương lai gần để đảm bảo sự phát triển bền vững đòi hỏi phải thay thế toàn bộ công nghệ may, da hiện tại. Hoạt động đầu tư trong tương lai là đầu tư mới hoàn toàn. Theo tính toán của các chuyên gia, muốn đổi mới toàn bộ tài sản của công ty cần phải huy động một lượng vốn khoảng 70 tỷ đ. Do đó, nhu cầu vốn cần sử dụng rất lớn, để có đủ khả năng huy động số vốn trên công ty bắt buộc phải áp dụng các biện pháp huy động vốn mang tính chiến lược. Qua xem xét tình hình thực tế tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến góp phần huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty trong tương lai như sau: