Vay vốn CB-CNV trong công ty

Một phần của tài liệu Đề tài: “Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng” potx (Trang 48 - 51)

Vay vốn CB-CNV trong công ty là hình thức vay vốn khá phổ biến hiện nay tại các doanh nghiệp. Với công ty May Chiến Thắng đây không phải là hình thức mới mẻ, trong vài năm gần đây công ty rất chú trọng tới hình thức huy động vốn này và coi nó là một biện pháp chủ chốt trong huy động vốn dài hạn. Với đặc điểm là một doanh nghiệp may có quy mô trung bình nhưng lực lượng lao động lại lớn ( hiện nay khoảng 2490 công nhân). Việc huy động qua vay CB-CNV tại công ty được thực hiện dưới hai hình thức:

- Vay vốn từ quỹ tiết kiệm gia đình của CB-CNV. Hình thức vay vốn này mới được công ty áp dụng hai năm gần đây. ở hình thức huy động vốn này CB-CNV sử dụng tiền nhàn rỗi chưa có nhu cầu sử dụng đến ở gia đình, bạn bè, ... cho công ty vay dài hạn và trung hạn để đầu tư cải tạo nhà xưởng, nâng cấp đổi mới máy móc thiết bị và họ được hưởng mức lãi suất (0,75%/ tháng) cao hơn mức lãi suất tiết kiệm. Đây là mức lãi suất bằng với mức lãi suất công ty đi vay vốn dài hạn tại ngân hàng Ba Đình và ngân hàng đầu tư phát triển. Tuy nhiên, trong một vài tháng gần đây mức lãi suất cho vay dài hạn của các ngân hàng thương mại liên tục giảm ( thậm chí xuống tới 0,6%/ tháng), hiện nay mức lãi suất vay vốn từ CB-CNV ở công ty còn cao. Để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế công ty nên giảm lãi suất vay vốn từ CB-CNV trong công ty trong thời gian tới.

- Vay vốn từ tiền tiết kiệm trong sản xuất của CB-CNV: Đây là hình thức huy động vốn từ tiền tiết kiệm trong sản xuất của công nhân và cán bộ quản lý tại các phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng sản xuất sau khi thực hiện các

48

đơn hàng gia công thường tiết kiệm được một số thành phẩm và phụ liệu. Số sản phẩm tiết kiệm này phân xưởng giao lại cho công ty và được quy đổi thành một số tiền nhất định. Công ty sẽ giữ số tiền này và coi nó như một khoản CB-CNV cho công ty vay. Ưu điểm lớn nhất của phương thức vay vốn này là thời gian vay rất dài ( 20-25 năm) bởi công ty chỉ có nghĩa vụ trả khoản tiền tiết kiệm này khi CB-CNV nghỉ chế độ, trong trường hợp CB-CNV tự ý bỏ việc, thôi việc,... công ty không phải hoàn trả khoản tiền này.

Tính đến 31/12/1999 công ty May Chiến Thắng đã huy động vốn theo phương thức này được 12.122.561.802 Đ trong đó:

 Vay từ quỹ tiết kiệm gia đình: 3.540.320.510

 Vay từ tiền tiết kiệm trong sản xuất: 8.582.241.292 Đ

Trong thời gian tới khả năng huy động vốn dưới hình thức này tại công ty rất có triển vọng, công ty cần tiếp tục chú trọng huy động tối đa nguồn vốn này bởi theo tính toán của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam dựa trên tình hình thu nhập thực tế tại một số doanh nghiệp may trong nước và công ty May Chiến Thắng thì công ty May Chiến Thắng có thể huy động số vốn từ quỹ tiết kiệm gia đình của mỗi CB-CNV khoảng 5.000.000 Đ và với số lượng 2490 công nhân, số vốn công ty có khả năng huy động được vào khoảng 10 tỷ Đ. Đến 31/12/1999 công ty đã huy động được từ quỹ tiết kiệm gia đình của CB- CNV số tiền là 3.540.320.510 Đ. Trong thời gian tới công ty có thể huy động thêm được khoảng 6.459.679.490 Đ để sử dụng cho hoạt động đầu tư. Khả năng huy động vốn trong sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô sản xuất của công ty trong thời gian tới. Muốn tăng khả năng huy động từ nguồn vốn này thì công ty phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, kí kết thêm được nhiều hợp đồng gia công, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ dạng bán FOB, ... Theo tính toán dựa trên tình hình sản xuất thực tế tại công ty thời gian qua, khoản vốn huy động từ tiền tiết kiệm hàng năm đạt khoảng 0,7- 0,8% doanh thu thuần đạt được trong kỳ. Nếu dựa trên thống kê này thì dự kiến

49

trong năm 2000 doanh thu thuần đạt được khoảng 70,6 tỷ đ, do đó số vốn từ tiền tiết kiệm trong sản xuất ước tính đạt khoảng 570 triệu đ.

Tổng khả năng huy động từ CB-CNV trong công ty vào khoảng

7.030.000.000đ (khoảng 52.07% số vốn cần huy động ) . Để thực hiện được giải pháp này công ty nên thực hiện các giải pháp sau:

Biện pháp 1:Tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để ít nhất cũng đạt được quy mô doanh thu và mức doanh lợi như năm 1999, tăng cường mở rộng quan hệ bạn hàng với các hãng may gia công của nước ngoài, tạo ra khả năng ký kết nhiều hơn các hợp đồng gia công hàng may mặc( đặc biệt là các hợp đồng mà khách hàng đặt trước tiền hàng). Tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc trực tiếp dạng bán FOB, từng bước nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp ra thị trường EU, Hoa Kỳ, ... bằng các chính sách Marketing, quảng cáo sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm . Tiếp tục mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong nước, tăng cường công tác giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi, tiếp thị, ... từng bước chiếm lĩnh và mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm ở trong nước với các sản phẩm may và da mà công ty có ưu thế trong sản xuất như: áo jacket, áo váy các loại, găng tay, sản phẩm thêu,... Biện pháp này nếu được thực hiện có hiệu quả sẽ đẩy mạnh khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty, tác động trực tiếp tới khối lượng sản phẩm sản xuất ra, góp phần tăng khả năng huy động vốn từ tiền tiết kiệm trong sản xuất.

Biện pháp 2: Ban hành qui chế ưu đãi chính thức đối với các CB-CNV( những người cho công ty vay vốn). Trong trường hợp này công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người cho vay vốn có quyền rút vốn ra sau một thời gian nhất định hoạc chuyển nó thành cổ phiếu hoạc trái phiếu( khi công ty thực hiện phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn) . Mặt khác, công ty nên xác định mức lãi suất huy động vốn từ vay tiết kiệm cho phù hợp với tình hình thực tế trên thị trường, trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh tương

50

đương hoạc cao hơn lãi suất vay dài hạn của công ty tại ngân hàng. Công ty phải thực sự coi lãi suất chính là đòn bẩy đối với việc vay vốn từ CB-CNV trong công ty, ngoài ra có thể điều chỉnh tăng lãi suất khi dự án đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn dự kiến hoạc đầu tư mở rộng các công trình phúc lợi, thực hiện chế độ khen thưởng nhằm tạo ra những tác động tích cực tới tâm lý của người cho vay.

Việc huy động vốn theo phương thức này có khả năng huy động được một lượng vốn lớn đảm bảo cho hoạt động đầu tư đổi mới, hơn nữa thời gian vay vốn lại dài, huy động đơn giản, thuận tiện hơn so với vay vốn ngân hàng, nó còn có tác động tích cực tới thái độ làm việc cũng như ý thức của CB-CNV vì sự phát triển chung của tập thể. Việc huy động nguồn vốn này chắc chắn sẽ gặp phải một vài khó khăn song công ty hoàn toàn có khả năng vượt qua .

Một phần của tài liệu Đề tài: “Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng” potx (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)