Một số giải pháp cho xuất khẩu gạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 38 - 47)

3.4.1 Thứ nhất, để nâng cao sức cạnh tranh thì phải nâng cao

chất lượng gạo:

3.4.1.1 Chính sách hỗ trợ của chính phủ

Do nên kinh tế nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, sự can thiệp của chính phủ là hết sức cần thiết vì trình độ của người nông dân còn có hạn, các doanh nghiệp còn đang non trẻ. Chính phủ cần có các biện pháp trợ cấp cho người sản xuất cũng như doanh nghiệp xuất khẩu để có thể đối phó với những bất lợi trong sản xuất cũng như trong quá trình hội nhập. Chính phủ khuyến khích các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cho bà con vay vốn với mức ưu đãi để bà con có điều kiện gia tăng sản xuất, đổi mới công nghệ. Ví dụ như : hỗ trợ vốn cho nông dân, cung cấp nguyên liệu đầu vào(máy móc, giống, phân bón...) để họ có thể mạnh dạn mở rộng mô hình sản xuất: trang trại, các vùng chuyên canh lớn... nghiên cứu và khuyến nông giúp cho người nông dân chuyển hướng ra khỏi những loại lúa hết được ưa chuộng.

Đối với doanh nghiệp, các nhà ngoại giao thường xuyên đi trước đặt vấn đề ở các thị trường mới, thị trường lớn, mở đường cho các doanh nghiệp có cơ hội hợp tác kinh doanh , thường xuyên mở các Hội nghị hợp tác kinh tế để doanh nghiệp tìm được các sân chơi mới. Một công cụ khác của chính phủ là ngân hàng cũng đóng góp phần không nhỏ cho việc hội nhập khuyếch trương uy tín. Một mặt, ngân hàng cho nông dân vay vốn, mặt khác giúp đỡ các doanh nghiệp non trẻ khi thâm nhập thị trường mới, hay gặp rủi ro về tài chính khi thị trường thế giới có biến động. Có như vậy, doanh nghiệp mới đứng vững được trên trường quốc tế, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm mình. Những năm lúa không được mùa hay ngay cả các biến động kinh tế khác như lạm phát, thay đổi cung cầu lúa gạo trên thị trường thế giới... ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người nông dân. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải luôn luôn quan tâm và có các biện pháp, nhất là các biện pháp tài chính để hỗ trợ bà con không bị phá sản, mà điều này có

thể dẫn đến việc bỏ ruộng đất một mặt làm giảm sức cạnh tranh của lúa gạo trong thời kỳ sau, mặt khác nguy hại đến nền kinh tế do chuyển dịch mất cân đối, khó kiểm soát.

3.4.1.2 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Ví dụ như cơ sở xay xát, kho bãi kho chứa. Đây không phải là vấn đề mới, hơn 10 năm qua các doanh nghiệp thu mua gạo để xuất khẩu vẫn lúng túng về điều kiện kho chứa, gây thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp mà cả cho nông dân.Tuy nhiên, các kho bãi kho chứa cần phải làm cẩn thận và đạt tiêu chuẩn để có thể sự dụng lâu dài vì gạo là mặt hàng xuất khẩu rất lớn (Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo). Tránh đựơc tình trạng bán tháo, dù được mùa vẫn bất lợi cho người dân. Trong khi lúc giá gạo cao lại không có để bán, không thể cạnh tranh với Thái Lan. Tuy đây sẽ là số tiền đầu tư không nhỏ, nhưng xét về lâu dài sẽ đem lại lợi ích lớn hơn gấp nhiều lần. Do đó, Nhà nước cần quan tâm đầu tư hệ thống kho dự trữ lúa gạo, có thể dự trữ không chỉ vài tháng như các doanh nghiệp vẫn làm, mà có thể kéo dài hàng năm, chờ cơ hội tốt nhất để xuất khẩu. Và xem đây là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu gạo.

3.4.1.3 Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

Thêm nữa, chính phủ cũng cần đầu tư đổi mới các thiết bị gieo trồng cho nông dân bằng cách khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu sáng chế các thiết bị phù hợp(máy cày máy kéo chứ không phải chỉ dùng con trâu cái cày, hơn nữa trong điều kiện nhiều bệnh dịch phát sinh, sử dụng con trâu con bò đi cày là không an toàn cho nông dân, vì khi trâu bò bị bệnh chết đi sẽ là thiệt hại lớn cho họ).

Doanh nghiệp cần gắn kết với nông dân để sản phẩm đạt yêu cầu. Người nông dân trồng lúa thường làm việc theo tập tục thói quen từ xưa. Muốn nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng gạo, đổi mới nó, thì bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cần có các kỹ sư, kỹ thuật viên đến từng vùng nhất là vùng sâu vùng xa nghiên cứu phát triển giống lúa mới, chất lượng cao phù hợp với điều kiện trồng trọt của từng vùng, hướng dẫn bà con cách trồng lúa đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất, chất lượng tốt nhất. Trong đó ta cần chú trọng các giống lúa đặc sản truyền thống của địa phương(Nàng Nhen, Jasmine85…), nhanh chống hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cho xuất khẩu và các hệ thống nhân giống lúa thích hợp từ đó đảm bảo tốt giống thuần, khắc phục được tình trạng giống lai tạp, xuống cấp.

3.4.1.4 Cần quy hoạch và đầu tư cho các vùng chuyên canh lúa gạo xuất

khẩu.

Tuy mặt hàng chủ lực là lúa gạo, song chỉ các doanh nghiệp cũng nên liên kết các bộ phận sản xuất, nghiên cứu, bảo quản, vận chuyển... Quy hoạch tổng thể là điều tất yếu nếu như muốn thâm nhập thị trường thế giới. Như đã nói ở trên, người nông dân thường sản xất theo thói quen tự phát , thiếu định hướng nên sản phẩm không được đồng đều. Hơn nữa, quy hoạch còn làm giảm chi phí sản xuất, việc triển khai các dự án cũng sẽ nhanh chóng và kịp thời hơn, đưa công nghệ và sản xuất dễ dàng hơn. Ngoài ra còn đảm bảo cho sự phân phối đồng bộ các hoạc đông theo qui trình bao gồm: canh tác- chế biến – đóng gói - bảo quản - vận chuyển- cảng khẩu. Về trồng trọt là như vậy, nhưng công tác bảo quản cũng cần được nghiên cứu kỹ, sử dụng kho hàng tốt, cơ sở xay xát tốt, máy sấy tốt để bảo quản gạo nhưng

không làm cho hạt gạo bị khô quá, ảnh hưởng chất lượng hạt gạo, dẫn tới không bán được, càng làm mất uy tín với khách hàng.

Ngay cả việc vận chuyển cũng phải chuyên nghiệp, nếu hạt gạo dập vỡ hết thì sẽ không thể bán được chứ chưa nói đến khả năng cạnh tranh. Do vậy cần phải đào tạo đội ngũ chuyên chở, không thể lấy người chở giấy đi chở gạo để thay thế được

Còn một điểm quan trọng nữa, đó là kiểm tra chất lượng. Gạo của Việt Nam được đánh giá là “ dư lượng kháng sinh” vì vậy đối với người tiêu dùng khó tính như Châu Âu, Nhật Bản thì họ sẽ chọn gạo Thái Lan thay vì Việt Nam, vì mức độ an toàn là tiêu chí hàng đầu, thậm chí lượng kháng sinh quá cao thì gạo Việt Nam còn không được phép xuất khẩu sang những thị trường này.Từ dó nâng cao được chất lượng, giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh trong thương trường quốc tế.

3.4.2 Thứ 2, tìm hiểu và nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường

xuất khẩu gạo và quảng bá sản phẩm:

Thị trường gạo thế giới là một thị trường luôn luôn biến động và rất nhạy cảm. Nếu chúng ta không nắm bắt được các thông tin thị trường này thì đó sẽ không chỉ là mất đi lợi thế mà thậm chí còn là gây khó khăn trong việc tiêu thụ. Ví dụ như mùa hè năm nay, do nắm bắt thông tin mất mùa, Việt Nam không ký các hợp đồng xuất khẩu gạo ra thế giới khi giá lương thực thế giới đang ở mức cao, gạo Thái Lan tung ra thị trường thế giới vừa được giá lại không phải cạnh tranh với gạo Việt Nam, trong khi thực tế, gạo Việt Nam được mùa, nên đến khi giá gạo thấp, ta mới tung ra bán, thậm chí là bán không được do nhu cầu thế giới đã giảm mạnh.

3.4.2.2 Phải cập nhật thông tin đẩy đủ kịp thời và chính xác

Chính vì vậy, để đạt được lợi nhuận và hiệu quả cao nhất trong sản xuất cũng như trong xuất khẩu, chúng ta cần nắm bắt rõ các vấn đề về thị trường để thích ứng nhanh với những nhu cầu mới nhất của thị trường: như tìm hiểu các kênh thông tin ở địa phương, ở báo chí , tivi, radio, internet...đặc biệt là các tin tức về thời tiết và nông nghiệp: như báo Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, các chương trình Nông Nghiệp, dự báo thời tiết, dự báo tình hình về thị trường gạo thế giới...Từ đó mà Nhà nước và các doanh nghiệp có khả năng dự đoán chính xác nhất về cung cầu thị trường và đưa ra các giải pháp tối ưu.

3.4.2.3 Các doanh nghiệp cũng nên chủ động tham gia và mở các Hội Nghị hợp tác kinh tế về lúa gạo

- Một là để trao đổi thông tin về tình hình thị trường lúa gạo nói chung,

- Hai là có thêm cơ hội hợp tác mua bán, mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo, với phương thức xuất khẩu trực tiếp, tranh thủ các cơ hội giao tiếp quốc tế với qui mô lớn như Hội Nghị Thượng đỉnh Pháp ngữ, Hội Nghị Thượng đỉnh lương thực Thế Giới, các Hội thảo quốc tế để nhằm tuyên truyền giới thiệu gạo xuất khẩu Việt Nam và tìm kiếm nhiều hơn các khách hàng mới...,

- Ba là ta cần khuyến khích gọi vốn đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa xuất khẩu đó cũng chính là cơ hội để Việt Nam có thể xâm nhập và mở rộng hơn nữa vào thị trường gạo thế giới.

Việt Nam nên tích cực đàm phán trực tiếp để mở rộng thị trường: (Đàm phán với một số các đối tác có quan hệ tốt đẹp để mở rộng thị trường; hoặc mua các thiết bị máy móc như máy sấy gạo, thiết bị xây xát gạo của

các doanh nghiệp nước ngoài sau đó họ mua lại gạo của ta và tiêu thụ tại thị trường của họ như việc chúng ta làm với Liên Xô trước đây).

3.4.2.4 Xây dựng thương hiệu

Ngoài ra, để nâng cao sức cạnh tranh hơn nữa, chúng ta cũng cần khuyếch trương uy tín bằng các biện pháp quảng bá sản phẩm trên các kênh truyền thông, trên báo đài, đầu tư vào quảng cáo sản phẩm nhiều hơn: quảng cáo qua mục quảng cáo, hội chợ triển lãm, quảng cáo qua sản phẩm cuối cùng. Vì gạo của chúng ta chất lượng có tốt hay không cuối cùng cũng là do người tiêu dùng thẩm định. Nếu như gạo của Việt Nam được đến với người tiêu dùng bằng sản phẩm cuối cùng: ngoài cơm , phở Việt Nam còn có susi của Nhật, gimpab của Hàn Quốc... Nếu Việt Nam cung cấp gạo cho các nhà hàng lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc thì việc chiếm được cảm tình của người tiêu dùng các thị trường này cũng lớn hơn, do đó sức cạnh tranh cũng cao hơn.

Ngược lại, nếu gạo Việt Nam liên tục có mặt trong các vụ kiện bán phá giá, kiện chất lượng sản phẩm... thì tính cạnh tranh của nó cũng sẽ bị suy giảm mạnh.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã liên tục tăng lên. tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu thực tế vẫn chưa đạt đến giới hạn có thể xuất khẩu. (giới hạn có thể xuất khẩu được xác định dựa trên cân đối giữa mức đảm bảo tiêu dùng lương thực trong nước (theo qui định về số calo cần thiết cho mỗi người/ngày) và sản lượng trong nước). Như vậy, khả năng huy động sản lượng gạo cho xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn, ngay cả trong trường hợp sản lượng sản xuất tăng thấp hơn giai đoạn trước. hơn nữa chất lượng gạo xuất khẩu hiện nay cũng đang được Việt Nam quan tâm nhiều hơn cả từ lựa chọn giống mới và đầu tư thiết bị chế biến.

Bên cạnh đó, việc khẳng định và phát huy ngày càng cao hơn nữa vị thế là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới dựa trên những thế mạnh và tiềm năng sẵn có cùng các chủ trương, chính sách kịp thời là một hướng đi đặc biệt cần thiết.

Chính vì vậy, đề tài xuất khẩu gạo vẫn luôn là nhiệm vụ quan trọng cho việc mở rộng thêm thị phần và sản xuất những loại gạo chất lượng cao, đáp ứng đa dạng các nhu cầu của thế giới, góp phần không nhỏ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo, Tiến sĩ NGÔ THỊ TUYẾT MAI và các thầy cô trong khoa đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận án này.

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu………1

Phần 1. Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Viêt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế………4

1.1 Lý luận chung về xuất khẩu………4

1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hang gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế………6

Phần 2. Thực tiễn xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế………...14

2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua…….14

2.2 Những yếu tố tác động đến khả năng cạnh trạnh của gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế……….23

2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua………..32

Phần 3. Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế………29

3.1 Định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam……….29

3.2 Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu gạo………32

3.3 Định hướng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo……….33

3.4 Một số giải pháp cho xuất khẩu gạo của Việt Nam………33

Kết luận………40

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình kinh tế quốc tế

2. Niên giám thống kê việt nam năm 2007

3. Báo cáo nghiên cứu thị trường gạo - viện nghiên cứu thương mại 4. Quy định của WTO về hàng nông sản

5. Bài luận án tiến sĩ của cô NGÔ THỊ TUYẾ MAI về nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam

6. Các trang web http://www.agro.gov.vn http://www.hoinongdan.org 47

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w