Những yếu tố tác động đến khả năng cạnh trạnh của gạo Việt Nam

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 28 - 32)

Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

2.2.1 Chất lượng gạo xuất khẩu

Chất lượng gạo xuất khẩu của ta tuy đã có cải thiên đáng kể trong những năm qua nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản…nên có nhiều ảnh hưởng tới giá cả và thị trường tiêu thụ. Trong tình hình Việt Nam đã là thành viên của WTO thì một số quy định đã dần được bãi bỏ nhưng gạo của ta vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh được một số thị trường tiềm năng do chất lượng kém.

2.2.2 Yếu tố mùa vụ trong xuất khẩu gạo Việt Nam

Do yếu tố mùa vụ của cây lúa nên xuất khẩu gạo của ta mang đậm tính mùa vụ. Từ đó cho thấy hệ thống bảo quản, phân phối và điều tiết của nhà nước và doanh nghiệp còn rất yếu kém. Lúc giá gạo cao thi không có gạo để bán, lúc thì lúa gạo vào vụ thì quá trình thu mua diễn ra chậm chạp, gây ra bức xúc cho nông dân do giá giảm mạnh.

2.2.3 Giá cả xuất khẩu

Trong những năm gần đây khoảng cách về giá gạo xuất khẩu giữa Việt Nam và thế giới tuy được thu hẹp dần, do chất lượng gạo tăng lên, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của thế giới. Vấn đề là không phải là Việt Nam chủ động hạ giá để cạnh tranh, mà phải chấp nhận mức giá thấp hơn so với mặt bằng giá thế giới do chất lượng gạo chưa cao. Có những thời điểm, giá gạo xuất khẩu cùng phẩm cấp, cùng thị trường nhưng giá gạo của Việt Nam vẫn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của Thái Lan từ 35-80 USD/tấn. Đây chính là sự mất mát vô ích đối với Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của gạo xuất khẩu. Hình

2.4. dưới đây là một ví dụ cho thấy giá gạo 5% tấm của Thái Lan thường cao hơn giá gạo cùng loại của Việt Nam trong nhiều năm qua.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Th¸i Lan ViÖt Nam

Hình 2.4: Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (2007)

Hình 2.3 cho thấy giá gạo FOB của cả Thái Lan và Việt Nam đều có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 1996-2000, sau đó lại có xu hướng tăng lên trong giai đoạn tiếp theo, 2001-2006. Nguồn cung gạo thế giới thiếu hụt là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá gạo tăng lên trong những năm gần đây đã và sẽ tạo thêm sức cạnh tranh cho các nền kinh tế xuất khẩu gạo trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Xét khả năng cạnh tranh về giá, khoảng cách chênh lệch giữa giá gạo xuất khẩu (loại 5% tấm) của Việt Nam và Thái Lan có xu hướng giảm xuống từ 27 USD năm 1996 còn 14 USD năm 2000, sau đó lại tăng lên đến 37 USD năm 2006. Nếu so sánh mức bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì giá gạo xuất khẩu tuy có được cải thiện hơn, nhưng vẫn còn khoảng cách và giá hàng của ta luôn thấp hơn hàng của Thái Lan khoảng từ 12-24 USD/tấn. Nguyên nhân chính gây ra sự chênh lệch về giá này là do chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn của Thái Lan. Theo biểu giá của Thống kê hàng hóa của Úc năm 2005 cũng cho thấy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam

thấp nhất trong 6 nước xuất khẩu gạo. Gạo Việt Nam xuất khẩu với giá 218 USD/tấn, thấp hơn 60,33 USD/tấn so với gạo của Thái Lan. Úc là nước xuất khẩu gạo có giá cao nhất, với giá 509,9 USD/tấn.

Xét dưới góc độ về chỉ số năng lực cạnh tranh về giá đối với mặt hàng gạo của Việt Nam giai đoạn 1995-2000 đã tăng 2,25 lần, nhưng bên cạnh đó do tỷ giá danh nghĩa làm giảm sức cạnh tranh -1,65, và yếu tố chính sách, môi trường thương mại giảm -2,05, nên chỉ số năng lực cạnh tranh về giá của Việt Nam vẫn có xu hướng giảm -1,45%.

2.2.4 Bao bì, quy cách và mẫu mã sản phẩm xuất khẩu

Một số yêu cầu cơ bản về gạo xuất khẩu: chiều dài hạt gạo đạt 7mm, tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn hơn, hạt gạo phải trong, điểm bạc bụng cho phép từ 0 – 1mm và một số tiêu chuẩn khác như: tỷ lệ tấm, tỷ lệ hạt hẩm, hạt đỏ, tỷ lệ bạc bụng, tỷ lệ thóc, độ bóng v..v… tuy nhiên, gạo Việt Nam hầu như chưa đáp ứng các yêu cầu trên.

Ngoài các yếu tố được nêu trên, thì bao bì xuất khẩu việt nam cũng chưa đảm bảo yêu cầu: chất lượng bao bì không đều, mật độ sợi thấp, độ bền sợi thấp, đường khâu hai bên lỏng lẻo, đóng miệng chưa chắc chắn nên khi vận chuyển rất dễ bị vỡ và khó bảo quản. tất cả các nguyên nhân trên khiến cho gạo Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu về mẫu mã của thị trường, làm giảm khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam so với Thái Lan và Mỹ.

2.2.5. Tiếp cận tín dụng xuất khẩu

Những hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam hiện nay được xem như một trở ngại quan trọng nhất trong việc tăng trưởng xuất khẩu của các nhà xuất khẩu chủ yếu.

Các cơ quan cung cấp tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của việt nam là ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, ngân hàng

Thương Mại Việt Nam và ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Các cơ quan này chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp sau khi đã có hợp đồng xuất khẩu. vì vậy, nếu không được cấp tín dụng kịp thời, nhà xuất khẩu sẽ không thể mua được gạo xuất khẩu theo hợp đồng và có thể còn bị phạp do không thực hiện đúng hợp đồng. Các doanh nghiệp nhà nước ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long đều cho rằng tiếp cận tín dụng hiện nay còn nhiều hạn chế, thông thường ngân hàng chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu vay của doanh nghiệp.

2.2.6. Kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu

Cơ quan kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu (đối với các sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp) quan trọng nhất ở việt nam hiện nay là vinacontrol. đối với mặt hàng gạo xuất khẩu, vinacontrol kiểm tra tới 95% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Quy trình kiểm tra của Vinacontrol gồm 3 bước: (1) kiểm tra chất lượng gạo trong kho của nhà xuất khẩu; (2) kiểm tra chất lượng gạo tại nơi xếp hàng chờ xuất khẩu; (3) kiểm tra chất lượng gạo trước khi giao hàng, chi phí kiểm tra chất lượng gạo là 0,3USD/tấn.

2.2.7. Vận chuyển tàu biển

Vận chuyển gạo xuất khẩu là dịch vụ đắt đỏ ở việt nam do thiết bị cảng lạc hậu, năng lực bốc xếp thấp, lệ phí cảng cao và năng lực vận tải thấp…

Do năng lực vận tải biển thấp, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng phương thức xuất khẩu FOB (sử dụng tàu vận tải nước ngoài), chỉ có những lô hàng xuất khẩu theo ký kết của chính phủ mới sử dụng tàu của các công ty tàu biển trong nước.

Trong số các cảng biển của việt nam thì lượng gạo xuất khẩu thông qua cảng sài gòn chiếm tới 70%. điều này không chỉ xuất phát từ vị trí gần

gũi của cảng với nguồn hàng xuất khẩu chính, mà còn từ mức cước phí vận tải biển từ cảng Sài Gòn thường thấp hơn cảng Hải Phòng và cảng Đà Nẵng. tuy nhiên, mức phí cảng của cảng Sài Gòn lại cao hơn.

2.2.8. Hoạt động tiếp cận thị trường

Phần lớn quan hệ giao dịch buôn bán gạo thường được người mua nước ngoài hoặc là trực tiếp, hoặc là thông qua cơ quan chính phủ. các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam chưa chủ động tìm kiếm thị trường: chưa có được các hơp đồng lớn ổn định. Các hợp đồng chủ yếu là các hợp đồng chính phủ chiếm 1/2 lượng gạo xuất khẩu.

Hoạt động của hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực việt nam trong việc cung cấp thông tin về giá cả, thị trường chưa có hiệu qủa. mặt khác, do gạo là nguồn an ninh lương thực quốc gia nên nhà nước quản lý hoạt động xuất khẩu bằng việc cấp Quota nên các doanh nghiệp cũng không chủ động trong việc ký hợp đồng.

Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu gạo cũng chưa được quan tâm đầy đủ, chưa tận dụng được các phương tiện thông tin, văn phòng đại diện, cơ quan tham tán, người Việt Nam ở nước ngoài … để tổ chức tuyên truyền, quảng bá gạo việt nam đến người tiêu dùng. Đối với thị trường có nhu cầu lớn về gạo có phẩm cấp thấp như châu phi, chúng ta lại chưa xuất khẩu trực tiếp do ta chưa có chính sách tín dụng hỗ trợ ban trong thanh toán. ở các thị trường có sức mua lớn đòi hỏi chất lượng cao , gạo của ta cũng chưa tiếp cận được.

Nhìn chung hoạt động tiếp cận thị trường của doanh nghiệp được giao xuất khẩu của chúng ta chưa xứng đáng với tiềm năng và vị trí nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w