Về năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa (Trang 30 - 33)

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU

2. Về năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực

Năng lực tài chính và công nghệ: Với vị thế là một trong những nhà xuất khẩu cà phê lớn ở Việt Nam trải qua hơn 10 hoạt động doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính khá mạnh điều đó đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc phát triển các dự án tài trợ trồng phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư công nghệ tiên tiến vào chế biến sản phẩm cũng như trong hoạt động xuất khẩu.

Nhận thức đựoc rằng công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm với mục tiêu đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng cao Thái Hòa tập trung đột phá công nghệ. Các nhà máy của Thái Hòa được trang bị đồng bộ dây chuyền chế biến ướt liên hoàn(Cà phê vối chế biến ướt có giá trị xuất khẩu cao hơn so với chế biến khô từ 50 – 70 USD/tấn), công suất đủ để đảm bảo xử lý cà phê trong vòng 24 giờ kể từ khi thu hoạch

Hiện tại, Thái Hòa có 4 dây chuyền chế biến cà phê qủa tươi, 4 hệ thống chế biến quả khô của Braxin; 3 hệ thống chế biến quả tươi và 4 hệ thống chế biến quả khô trong nước, 2 máy bắn màu của Costs Rica và 3 máy của Anh; 6 dây chuyền đóng gói cà phê tinh chế

Đầu tư cho công nghệ luôn đứng hàng đầu trong chi phí của công ty. Quan điểm củ công ty sử dụng công nghệ hiện đại và đồng bộ. Đầu tư cho công nghệ chiếm tới 75% giá trị của tài sản cố định.

Năm 2006, Thái Hoà đã khánh thành và đưa vào vào hoạt động Nhà máy chế biến cà phê An Giang đặt tại KCN Tam Phước (Đồng Nai) trị giá 55 tỉ đồng, công suất chế biến 60.000 tấn/năm, được đánh giá thuộc loại lớn nhất Việt Nam. Nhà máy được sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, kết hợp giữa thiết bị, máy móc sản xuất trong nước với nhập ngoại từ Nhật và Anh.

Ông Nguyễn Văn An - Giám đốc Công ty Thái Hoà cho biết: “Nhà máy chuyên về nâng cấp chất lượng cho cà phê nhân xuất khẩu cũng như chuẩn bị cho sân chơi hội nhập mới”.

Điểm đặc biệt của nhà máy là việc sử dụng công nghệ đánh bóng ướt, mới được áp dụng ở Việt Nam. Công nghệ này cho phép làm sạch 100% vỏ lụa của cà phê nhân. Với nguyên liệu cà phê nhân sạch hoàn toàn, chất lượng cà phê rang xay được nâng cao rõ rệt, không còn mùi khét (do vỏ lụa còn trên cà phê nhân).

Theo đánh giá của ông Đoàn Triệu Nhạn - Chuyên gia cao cấp của Vicofa, nhà máy An Giang hoàn chỉnh về công nghệ, công suất lớn và do đó có thể xem là một bước trưởng thành của công nghiệp chế biến cà phê Việt Nam.

Ông Nguyễn Nam Hải - Giám đốc CafeControl, cho rằng: “Nhà máy An Giang chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến lớn, tạo ra động lực để các doanh nghiệp chế biến cà phê khác đầu tư cho chế biến nhiều hơn”.

Chiến lược hướng vào chế biến cũng tạo ra niềm tin đối với các tổ chức tín dụng. Ông Dương Văn Tú - Giám đốc Quan hệ khách hàng Dịch vụ tài chính doanh nghiệp HSBC cho biết: “HSBC mạnh dạn tài trợ cho cho Thái Hòa là vì xu hướng giá tốt trên thị trường cà phê và Thái Hòa là doanh nghiệp có kinh nghiệm trong chế biến, xuất khẩu cà phê”. Năm 2006, HSBC đã quyết định tăng hàng chục lần hạn mức tài tài trợ cho Thái Hoà.

Thái Hoà cũng nhận được tín hiệu tích cực từ phía khách hàng. Đại diện Atlantic Coffee cho biết: “Tỷ lệ mẫu cà phê chào hàng được chấp thuận của Thái Hòa rất cao, với nhà máy này, chất lượng cà phê của công ty sẽ được nâng lên hơn nữa”.

Năm 2007, Thái Hòa đã tạo dấu ấn lớn trong ngành chế biến cà phê Việt Nam với việc khởi công nhà máy liên hợp chế biến cà phê, phân vi sinh tại Lâm Hà (Lâm Đồng) trị giá 550 tỷ đồng. Dự kiến nhà máy được khánh thành vào năm 2009

Sản phẩm có chất lượng tôt sẽ tạo đựơc niềm tin với người tiêu dùng.Theo ông Nguyễn Văn An, Giám đốc công ty, chỉ có khẳng định được chất lượng sản phẩm, cà phê Việt Nam mới có vị thế trên thị trường quốc tế. Nhờ đó mà mở rộng đựơc thị trường trong nước và thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu và lợi nhuận là điều kiện để phát triển doanh nghiệp. chính vì vậy hiện nay chất lượng sản phẩm đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu để doanh nghiệp cạnh tranh phát triển thị trường xuất khẩu của mình. Chính sách coi trọng chất lượng sản phẩm xuất khẩu đã mang lại lợi thế lớn trong việc chủ động thích ứng với những đòi hỏi về chất lượng cà phê xuất khẩu. Tháng 10/ 2007 vừa qua khi các doanh nghiệp còn hoang mang lo lắng với việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cà phê mới 4193:2005 (Hiện chỉ có khoảng 15 - 20% doanh nghiệp là có đủ máy móc, trang thiết bị chế biến cà phê đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 4193-2005.) đối với cà phê xuất khẩu do lo ngại chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu về chất lượng thì công ty đã rất chủ động áp dụng tiêu chuẩn từ trước đó TCVN 4193:2005 được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2006, nhằm thay thế cho tiêu chuẩn cũ là TCVN 4193: 2001, nhằm nâng cao chất lượng cà phê và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về cà phê mà nhiều nước, nhiều sàn giao dịch cà phê lớn như New York hay London đang áp dụng.

Theo tiêu chuẩn này, hạt cà phê được lựa chọn bằng cách cân các hạt lỗi (hạt đen, hạt nâu và hạt vỡ) và chất lượng cà phê được quyết định bởi số lượng hạt lỗi có trong cà phê. Đây là tiêu chuẩn đã được nhiều tập đoàn quốc tế áp dụng trong những năm gần đây và đang trở nên phổ biến trên thế giới. áp dụng theo phương pháp này thì việc XK cà phê sẽ thuận lợi hơn.

Về nhân lực công ty có lợi thế về lao đông trẻ , với tỷ lệ cao được đào tạo về chuyên ngành. Đội ngũ nhân viên đảm nhiệm hoạt động xuất khẩu đều còn trẻ nhưng đều có trình độ và kiến thức tốt về thị trường, kinh doanh xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w