Tình hình xuất khẩu theo thị trường

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa (Trang 47 - 49)

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU

3. Tình hình xuất khẩu theo thị trường

Hiện nay sản phẩm cà phê của công ty được tiêu thụ tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 4 châu lục. Trong đó các thị trường chính là Mỹ, Nhật và EU , chiếm 70% sản lượng và đóng góp 83% kim ngạch xuất khẩu của Thái Hòa.

( Nguồn nội bộ công ty)

Bảng 5 :Tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường bạn hàng của công ty qua các năm

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

số thứ tự

Năm Châu Âu Mỹ Nhật Khác

tiền (tỷ đ) % Tiền (tỷ đ) % tiền (tỷ đ) % tiền (tỷ đ) % 1 2005 86.4 27 64 20 64 16 118.4 37 2 2006 198. 4 31 160 25 96 15 185.6 29 3 2007 700 35 640 32 200 10 460 23 47

Các bạn hàng lớn truyền thống của công ty như :ATLANTIC, NOBLE, ECOM, MARUBENI...Rõ ràng cơ cấu thị trường đã có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng của những thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu , đây là những thị trường tiềm năng mà công ty hướng tới tuy nhiên sự phát triển ở các thị trường này cũng dẫn đến những sự sụt giảm ở các thị trường truyền thống ban đầu của công ty xét theo cơ cấu. Nhưng do sản lượng tăng mạnh nên xét về sản lượng và kim ngạch thì các thị trường này vẫn tăng qua các năm thể hiện rõ qua hai đồ thị sau

0 100 200 300 400 500 600 700 2005 2006 2007 Châu Âu Mỹ Nhật Thị trường khác

Biểu đồ 6 Kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2005 2006 2007 Châu Âu Mỹ Nhật Bản Thị trường khác

Biểu đồ 7: Sản lượng xuất khẩu theo thị trường

Đầu tiên phải kể đến sự tăng đều của các thị trường EU và Mỹ cả xét trong tương quan so sánh với các thị trường khác lẫn con số cụ thể. Có được kết quả đó là do trong thời gian qua công ty đã tham gia sở giao dịch hàng hóa tại

NewYork thiết lập được quan hệ làm ăn với nhiều nhà nhập khẩu cũng như những nhà rang xay ở thị trường này.

Một điều đáng ghi nhận nữa là tốc độ tăng về kim ngạch luôn cao hơn tốc độ tăng về giá. Như đối với thị trường Mỹ, năm 2006 tăng 118% vế sản lượng nhưng kim ngạch đã tăng 156%, năm 2007 con số này lần lượt là 193% và 300%. Đối với thị trường Châu Âu năm 2006 tốc độ tăng về sản lượng so với năm 2005 100,9% trong khi đó kim ngạch tăng 130%, con số này năm 2007 lần lượt là 158% và 253%. Điều đó chứng tỏ công ty không chỉ tăng trưởng về số lượng xuất khẩu mà còn tăng về chất thể hiện ở giá sản phẩm ngày càng tăng cao. Thống kê cho thấy, giá xuất khẩu trung bình của Thái hòa cao hơn giá xuất khẩu bình quân của cả nước là 3% đối với cà phê nhân Robusta và 10% đối với cà phê nhân Arabica. Về mặt sản lượng năm 2006 so với 2005 tăng 64%, năm 2007 so với 2006 là 52,38% ; về mặt kim ngạch năm 2006 so với 2005 là 87,5% năm 2007 so với năm 2006 là 108,3%. Và một điều dễ nhận thấy là kim ngạch cũng có tốc độ tăng cao hơn so với sản lượng. Điều đó thể hiện một chiến lược phát triển bền vững ở tất cả các thị trường. Các thị trường khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Trung Đông, Châu Phi có sự giảm sút trong cơ cấu xuất khẩu so với các thị trường khác nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khoảng 30%. Đối với thị trường Nhật Bản thời gian qua có sự giảm sút. Năm 2006 giảm nhẹ so với 2005 nhưng sang 2007 đã giảm khoảng 5% so với 2005. Nguyên nhân có thể là do trong giai đoạn vừa qua công ty chưa chú trọng đúng mức đến việc giữ vững thị trường vốn đã rất khó tính này. Tuy giảm về tỷ trọng so với các thị trường khác nhưng nhờ tăng về sản lượng xuất khẩu nhanh qua các năm nên về con số tuyệt đối xuất khẩu cũng như kim ngạch vẫn tăng . Hiện nay công ty đã tiến hành giao dịch trên sở giao dịch lớn ở NewYork và London nhưng chưa tham gia giao dịch trên sở giao dịch tại Tokyo trong thời gian tới khi công ty tham gia vào thị trường này thì cơ cấu xuất khẩu sang thị trường Nhật sẽ ngày một tăng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hòa (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w