Các hoạt động dịch vụ và công tác khác

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình (Trang 35)

Công tác kế toán thanh toán

Với khối lượng khách hàng giao dịch ngày càng lớn, để phục vụ khách hàng đựoc thuận lợi, nhanh chóng, Chi nhánh đã thiết lập thêm 7 cửa giao dịch, nâng số cửa giao dịch lên 12, đồng thời bố trí đủ cán bộ đáp ứng được yêu cầu thanh toán theo chương trình hiện đại hoá, với khối lượng thanh toán trên 36.916 tỷ VNĐ và 212,90triệu USD.

Công tác kho quỹ

Các cán bộ ngân hàng luôn nghiêm chỉnh chấp hành nghiêm túc các nội quy của Ngân hàng, hực hiện nghiêm túc chế độ thu chi tiền mặt, chế độ nhậ kho, chế độ vận chuyển tiền và chế độ kiểm tra kho.

Hoạt động dịch vụ

Bên cạnh các dịch vụ đã có từ trước như thanh toán, bảo hiểm, chi trả kiều hối, chuyển tiền thông qua Western Union, thanh toán séc du lịch, Visa card, Master card, thu đổi ngoại tệ, từ năm 2004 Chi nhánh đã đẩy mạn phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ATM.

2.2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động

Ba năm gần đây, NHCT Ba Đình có bước phát triển vượt bậc trong kinh doanh, các thành tích cơ bản như sau:

- Ban giám đốc đã có định hướng kinh doanh đúng đắn ngay từ đầu năm đồng thời thực hiện tốt công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý kinh doanh, luôn quan tâm chỉ đạo các bộ phận chức năng để đảm bảo sự phân phối đồng bộ nhằm phục vụ khách hàng hiệu quả và an toàn nhất.

- Tiếp tục chương trình đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng với trọng tâm là đổi mới chính sách khách hàng và đổi mới công nghệ ngân hàng, mở thêm các dịch vụ mới. Sức mạnh cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ Chi nhánh cung cấp cho khách hàng được nâng lên đáng kể - thực hiện sự năng động của các tập thể lãnh đạo và nhân viên toàn chi nhánh. Kết quả là chi nhánh đã giữ vững các khánh hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm được nhiều khách hàng mới - trong đó có các khách hàng thuộc các Tổng công ty 90,91 và các đơn vị thành viên.

- Hoạt động kinh doanh ổn định, tăng trưởng mạnh, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao

- Chất lượng các nghiệp vụ được nâng cao, có nhiều chuyển biến tích cực trong các mặt công tác, nghiệp vụ trọng tâm.

2.2.3.2 Những mặt còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh

Huy động vốn

Tuy đã đạt và giữ vững mức tăng trưởng hàng năm cao nhưng chưa bằng mức tăng trưởng chung trong toàn hệ thống năm 2005 do trên địa bàn nhỏ hẹp có nhiều tôt chức tín dụng hoạt động, nên mức độ cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn ; các sản phẩm về hình thức huy động vốn chưa đa dạng, thiếu cơ chế tài chính sát thực trong chính sách khuyến mại và tiếp thị đối

với các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn. Chưa tổ chức được giao dịch huy động tiết kiệm theo ca kíp và các ngày nghỉ.

Công tác tín dụng

Chưa bám sát và nắm tình hình sản xuất kinh doanh , tài chính của doanh nghiệp được kịp thời , nên có thời điểm nợ có vấn đề và nợ xấu tăng cao. Chưa thực sự chủ động trong công tác tín dụng, như chủ động tìm kiếm khách hàng tốt có tiềm năng để cho vay.

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng văn chưa đựoc chú trọng đúng mức.

Tăng trưởng tín dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được chú trọng, dư nợ chiếm tỷ trọng thấp so với tổng dư nợ toàn chi nhánh ,dưới 15%.

Xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng chưa quyết liệt nên thực hiện chỉ tiêu thu nợ đọng và nợ quá hạn còn thấp.

Phát triển thẻ và dịch vụ thanh toán điện tử

Tuy đã đạt vựot kế hoạch chỉ tiêu phát hành thẻ NHCTVN giao , nhưng còn chưa tương xứng so với tiềm năng của địa bàn.

Bảo đảm an toàn tài sản và chấp hành kỷ luật lao động

Còn xảy ra hiện tượng nhầm lẫn mệnh giá, nên đã trả thừa tiền cho khách hàng bán ngoại tệ, tuy nhiên đã đựoc khắc phục thu hôi đủ.

Trình độ của cán bộ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong nghiệp v ụ tín dụng, phong cách giao dịch của cán bộ một số bộ phận còn chưa đựoc tốt, để khách hàng phàn nàn, đáng lưu ý là tại quấy tiết kiệm, quầy giao dịch.

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay của NHCTBĐ

Bảng dư nợ cho vay

Năm 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Thực hiện (Tỉ đ) so với năm trước (%) So với kế hoạch (%) Thực hiện (Tỉ đ) so với năm trước (%) So với kế hoạc h (%) Thực hiện (Tỉ đ) so với năm trước (%) So với kế hoạch (%) Tồng dư nợ 1703 5.0 92.5 1894 11.2 95.8 2816 48.7 97.1 Dư nợ 1112 -11.0 87.0 1261 13.4 92.0 1809 43.2 95.0

ngắn hạn Dư nợ dài hạn 591 52.3 91.0 633 7.1 93.0 1007 59.1 120 Dư nọ VND 1273 -8.2 92.0 1309 2.82 93.0 1950 48.96 98.0 Dư nợ ngoạ tệ 430 11.4 96.0 585 36.0 94.0 866 48.0 3 115

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Ba Đình năm 2003,2004,2005

Trong những năm qua tình hình hoạt động cho vay của Chi nhánh nói chung có nhiều thay đổi đáng kể.

2.2.1 Về dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trung bình trong ba năm từ 2003 đến 2005 là 21,7%. Trong đó:

a), Năm 2003, dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2003 đạt 1.703 tỷ đồng, tăng so với năm 2002 là 81 tỷ đồng (5%), đạt 92,5% kế hoạch giao.

Trong đó cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn:

- Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.112 tỷ đồng, chiếm 64,7 % tổng dư nợ cho vay và giảm 11% so với năm 2002.

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 591 tỷ đồng, chiếm 35,3% tổng dư nợ cho vay và tăng so với năm 2002 là 52,3%.

b), Năm 2004, dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2004 l à 1.894 tỷ đồng, tăng so với năm trước là 191 tỷ đồng (11,2%), đạt 95,8% kế hoạch giao.Trong đó:

- Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.261 tỷ đồng, chiếm 66,5% tổng dư nợ cho vay và tăng 13,4% so với năm trước.

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 633 tỷ đồng, chiếm 33,5% tổng dư nợ cho vay và tăng so với năm 2003 là 7,1%.

c), Năm 2005, dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2005 l à 2.816 tỷ đồng, tăng so với năm trước là 922 tỷ đồng (48,7%), Trong đó:

- Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.809 tỷ đồng, chiếm 64,2% tổng dư nợ cho vay và tăng 43,4% so với năm trước.

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 1007 tỷ đồng, chiếm 35,8% tổng dư nợ cho vay và tăng so với năm 2003 là 59%.

Nhìn vào kết quả trên có thể cho thấy, về qui mô và cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Chi nhánh đang diễn biến theo chiều hướng tích cực. Dư nợ tăng dần qua các năm, năm sau tăng nhanh hơn năm trước, đặc biệt vào thời điểm cuối năm 2005 dư nợ cho vay tăng rất mạnh; cơ cấu dư nợ diễn biến theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên tốc độ thay đổi vẫn chưa nhanh.

2.2.2 Về chất lượng khoản vay

Trong thời gian vừa qua, hoạt động cho vay của Chi nhánh diễn biến khá phức tạp, chất lượng cho vay nói chung vẫn còn chưa cao. Cụ thể:

Trong năm 2003 và 2004 ,với tỷ trọng cho vay DNNN khá cao trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay, chiếm gần 90%, đã gây ra nhiều khó khăn cho Chi nhánh.

- Trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp, gặp khó khăn về tài chính, thường xuyên phải xin gia hạn nợ như công ty kinh doanh vật tư xây dựng, công ty xây dựng y tế, công ty đầu tư phát triển nhà à xây dựng tây Hồ.

- Một số doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vay nợ tại nhiều tổ chức tín dụng gây ra nhiều khó khăn trong khâu giám sát và thu nợ cho cán bọ tín dụng.

- Một số doanh nghiệp không có ưu thế cạnh tranh, không có hợ đồng xuất khẩu lớn, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công trình ngành giao thông và xây dựng gặp nhiều khó khăn do nhà thầu không thanh toán dẫn đến không trả được nợ vay Ngân hàng như: Công ty xây dựng CTGT 810, công ty xây dựng CTGT 136, Tổng cong ty chè Việt Nam.v.v.. Đứng trước tình hình trên , Chi nhánh đã chủ động tiến hành định kì đánh giá lại khách hàng, tăng cường theo dõi, giám sát các khoản cho vay, đồng thời đưa ra các giải pháp xử lý như:

- Thay đổi hình thức cho vay như chuyển từ cho vay theo hạn mức, luân chuyển sang cho vay từng lần hoặc chỉ giới hạn một mức dư nợ nhất định với các doanh nghiệphoạt động kém hiệu quả, tình hình kinh doanh có rủi ro cao.

- Tiến hành đôn đốc thu nợ và không cho vay, giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, phát sinh nợ quá hạn.

- Đánh giá lại các khoản cho vay trong lĩnh vực xây dựng công trình ngành giao thông và xây dựng để đưa ra các giải pháp phù hợp.

Do theo sát diễn biến các khoản cho vay và đưa ra các giải pháp kịp thời nên trong giai đoạn này tỉ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn ở mức nhỏ hơn 1%. Tuy nhiên đến năm 2005, tình hình cho vay của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn như:

- Nhiều khoản cho vay trong lĩnh vực xây dựng ngành giao thông vận tải và xây dựng công nghiệp, y tế phải gia hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn, do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp này không được thanh toán vốn kịp thời.

Dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao trong quí III/2005. Đến thời điểm 31/12/2005, nợ xấu là 77.361 triệu đồng, chiếm 2,75% tổng dư nợ.

- Bên cạnh đó, một số mặt hàng phân bón sắt thép có thời điểm tiêu thụ chậm không thu hồi được dẫn đến phải gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn. Cuối tháng 9/2005 nợ gia hạn và nợ quá hạn lên tới178 tỷ đồng, trích dự phòng 112 tỷ đồng.

2.2.3 Về xử lý nợ đọng

Đây là những khoản nợ phát sinh trước năm 2001, trong đó chủ yếu là nợ đã được khoanh, nợ vay thanh toán công nợ, nợ của những đơn vị đã ngừng hoạt động và nợ của những đơn vị kinh doanh yếu kém nhiều năm chưa được tổ chức, sắp xếp lại.

Tổng số nợ đọng của Chi nhánh là 24,3 tỷ đồng. Những khoản nợ này đã gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Các biện pháp xử lý nợ đọng được Chi nhánh áp dụng: với các khoản nợ có bản án, Chi nhánh đã tích cực gửi công văn tới phòng thi hành án đề nghị thi hành án đề nghị thi hành án để thu hồi nợ, còn đối với các khoản nợ tồn đọng khác Chi nhánh luôn bám sát khả năng trả nợ của Doanh nghiệp để thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch do NHCT Việt Nam giao. Trong đó:

Năm 2003, Chi nhánh đã thu hồi được 17.406 triệu đồng bằng 71,5 % nợ tồn đọng. Trong đó:

- Nợ tồn đọng nhóm I thu được 1.771 tr - Nợ tồn đọng nhóm I thu được 388 tr - Nợ tồn đọng nhóm I thu được 15.247 tr

Năm 2004, Chi nhánh đã thu hồi được 6.863 triệu đồng bằng 71,5 % nợ tồn đọng. Trong đó:

- Nợ tồn đọng nhóm I thu được 6.538 tr

Đến cuối năm 2004 nợ tồn đọng Chi nhánh chỉ còn 01 món duy nhất 50 triệu đồng.

2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay với doanh nghiệp của NHCTBĐ

2.3.1 Kết quả đạt được

Về qui mô cho vay

Qui mô cho vay của ngân hàng tăng trưởng khá ổn định trong ba năm liên tục từ 2003 đến 2005, được thể hiện ở bảng số liệu sau :

Bảng Tình hình hoạt động cho vay

Năm 2003 2004 2005

Chỉ tiêu tr d % tr đ % tr đ %

Dư nợ 1717 5,2 1894 11,2 2816 48,7

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Ba Đình năm 2003,2004,2005

Đặc biệt trong năn 2005, dư nợ của Ngân hàng tăng trưởng mạnh, do Ngân hàng tìm được các khách hàng lớn và đáng tin cậy. Riêng năm 2005, doanh số cho vay tăng 40%, dư nợ tăng 48,7 %.

Về độ an toàn cho vay

- Về cơ cấu danh mục cho vay

Về cơ cấu thành phần kinh tế: Ngân hàng đã chú trọng hơn trong công tác đa dạng hoá đối tượng khách hàng theo hướng giảm tỉ trọng cho vay với

các DNNN, tăng tỉ trọng cho vay với các DN ngoài quốc doanh, đặc biệt chú trọng vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về cơ cấu ngành: Theo chỉ đạo của NHCTTW, ngân hàng đã bước đầu đẩy mạnh đa dạng hoá ngành nghề cho vay, tránh tình trạng tập trung cho vay quá nhiều vào các nhóm ngành như giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, cho vay bất động sản. Tìm kiếm các lĩnh vực ngành nghề có nhiều tiềm năng phát triển như: thương mại dịch vụ, chế biến xuất khẩu, côn nghiệp khai khoáng.

- Về nợ xấu, quá hạn

Trong thời gian vừa qua, thực hiện chủ trương của NHNN và NHCTTW, Chi nhánh đã tập trung xử lý các món nợ đọng không thu hồi được bằng nhiều nguồn khác nhau, cho đến năm 2005 đã xử lý dứt điểm các món nợ đọng phát sinh trước năm 2003, góp phần làm trong sạch , lành mạnh bảng cân đối của Ngân hàng.

Về khả năng sinh lời.

Ngân hàng duy trì tỉ thu từ lãi cho vay tương đối ổn định vào khoảng 60% trong tổng thu của ngân hàng. Đây là một tỉ lệ tương đối cao so với toàn hệ thống và so với các chi nhánh cùng qui mô thuộc hệ thống khác.

Chênh lệch giữa lãi suất huy động bình quân và lãi suất cho vay bình quân đạt 0,3 đến 0,4 %. Trong tình trạng cạnh tranh gay gắt hiện nay, khi mà nguồn huy động ngày càng khan hiếm và càng trở nên đắt đỏ . Trong khi các ngân hàng ngày càng chủ động trong hoạt động tìm kiếm thị trường , khách hàng tốt, thì việc duy trì được một khoảng chệnh lệch tương đối cao như vậy là một tín hiệu tốt về khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay của ngân hàng.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Một số hạn chế

a), Nhóm chỉ tiêu phản ánh qui mô

Tỉ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn

Ngân hàng sử dụng phần lớn nguồn vốn của mình cho hai hoạt động chính là cho vay và nộp vốn điều hoà.

Trong đó, tỷ trọng cho vay trong tổng nguồn vốn huy động được năm 2003 là 53,3%, nộp vốn điều hoà là 45,6%; năm 2004 tỉ lệ này lần lượt là 52% và 45,8%; năm 2005 là 68,6% và 30%.

Tình hình sử dụng vốn năm 2003 và năm 2004 cho thấy Ngân hàng chưa được chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Tình trạng này thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:

Tổng nguồn vố huy động của Ngân hàng liên tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao năm 2003 là 3192 tỉ tăng 7,3%; năm 2004 là 3639 tỉ (14%);. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay lại thấp hơn với tốc độ tăng lần lượt là 5% ,11.2%

Mặt khác, tỉ trọng nộp vốn điều hoà của Ngân hàng tương đối cao là: 45,6% và 45,8%.

Từ số liệu trên cho thấy hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của Nh chưa được chủ động và độc lập, vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào NHCTTW, khả năng huy động vốn là cao nhưng sử dụng chưa được hiệu quả, phần lớn nguồn vốn không được sử dụng vào kinh doanh mà được điều chuyển về TW. Với lãi suất điều chuyển vốn không cao sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w