Về chất lượng khoản vay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình (Trang 40 - 42)

Trong thời gian vừa qua, hoạt động cho vay của Chi nhánh diễn biến khá phức tạp, chất lượng cho vay nói chung vẫn còn chưa cao. Cụ thể:

Trong năm 2003 và 2004 ,với tỷ trọng cho vay DNNN khá cao trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay, chiếm gần 90%, đã gây ra nhiều khó khăn cho Chi nhánh.

- Trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp, gặp khó khăn về tài chính, thường xuyên phải xin gia hạn nợ như công ty kinh doanh vật tư xây dựng, công ty xây dựng y tế, công ty đầu tư phát triển nhà à xây dựng tây Hồ.

- Một số doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vay nợ tại nhiều tổ chức tín dụng gây ra nhiều khó khăn trong khâu giám sát và thu nợ cho cán bọ tín dụng.

- Một số doanh nghiệp không có ưu thế cạnh tranh, không có hợ đồng xuất khẩu lớn, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công trình ngành giao thông và xây dựng gặp nhiều khó khăn do nhà thầu không thanh toán dẫn đến không trả được nợ vay Ngân hàng như: Công ty xây dựng CTGT 810, công ty xây dựng CTGT 136, Tổng cong ty chè Việt Nam.v.v.. Đứng trước tình hình trên , Chi nhánh đã chủ động tiến hành định kì đánh giá lại khách hàng, tăng cường theo dõi, giám sát các khoản cho vay, đồng thời đưa ra các giải pháp xử lý như:

- Thay đổi hình thức cho vay như chuyển từ cho vay theo hạn mức, luân chuyển sang cho vay từng lần hoặc chỉ giới hạn một mức dư nợ nhất định với các doanh nghiệphoạt động kém hiệu quả, tình hình kinh doanh có rủi ro cao.

- Tiến hành đôn đốc thu nợ và không cho vay, giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, phát sinh nợ quá hạn.

- Đánh giá lại các khoản cho vay trong lĩnh vực xây dựng công trình ngành giao thông và xây dựng để đưa ra các giải pháp phù hợp.

Do theo sát diễn biến các khoản cho vay và đưa ra các giải pháp kịp thời nên trong giai đoạn này tỉ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn ở mức nhỏ hơn 1%. Tuy nhiên đến năm 2005, tình hình cho vay của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn như:

- Nhiều khoản cho vay trong lĩnh vực xây dựng ngành giao thông vận tải và xây dựng công nghiệp, y tế phải gia hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn, do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp này không được thanh toán vốn kịp thời.

Dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao trong quí III/2005. Đến thời điểm 31/12/2005, nợ xấu là 77.361 triệu đồng, chiếm 2,75% tổng dư nợ.

- Bên cạnh đó, một số mặt hàng phân bón sắt thép có thời điểm tiêu thụ chậm không thu hồi được dẫn đến phải gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn. Cuối tháng 9/2005 nợ gia hạn và nợ quá hạn lên tới178 tỷ đồng, trích dự phòng 112 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình (Trang 40 - 42)