Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương từ năm 2005 - 2010 (Trang 27 - 29)

I. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội:

2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

2.1. Tăng trưởng kinh tế

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Uỷ ban nhân dân xã đã sớm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, của chính quyền các cấp đặc biệt là Nghị quyết của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân xã thành các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phơng nhằm biến chủ trương chính sách của Đảng, của Hội đồng nhân dân xã thành hiện thực. Nhờ vậy mà nền kinh tế của xã có sự chuyển biến rõ rệt và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Tổng thu nhập hàng năm, thu nhập bình quân đầu người đều tăng, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân.

Tổng trị thu từ ngành trồng trọt của xã trong 5 năm qua (2000-2005) đạt 14,27 tỷ đồng/năm tăng bình quân đạt 7,8%/năm.

2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

Cao Thắng là một xã thuần nông, nông nghiệp là ngành sản xuất chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của ngời dân (trong tổng số 4828 lao động thì lao động nông nghiệp chiếm khoảng 92%). Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển.

2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp:

kinh tế, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư. Trong những năm gần đây mức tăng trưởng tương đối ổn định cùng với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tạo ra nguồn nông sản tập trung, có chất lượng cao. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt.

* Trồng trọt:

Trong những năm qua, bằng sự cố gắng của toàn Đảng bộ và nhân dân trong xã, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có những chuyển biến tích cực. Toàn xã đã chuyển dịch được 32,30 ha ruộng cấy lúa có hiệu qủa kinh tế thấp sang lập vườn trồng cây ăn quả, xây dựng chuồng trại chăm nuôi và đào ao nuôi trồng thuỷ sản. Những diện tích đa vào chuyển đổi bước đầu thu được những kết quả đáng mừng, tạo được sự chuyển biến tích cực trong đời sống nhân dân. Như vậy có thể thấy diện tích cây lúa đang có xu hướng giảm để nhường chỗ cho các hoạt động nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm đạt 856,00 ha trong đó diện tích chuyên trồng lúa đạt bình quân là 776,00 ha với năng suất trung bình là 122,74 tạ/ha/năm.

* Chăn nuôi

Có bước phát triển khá, tổng đàn bò năm 2002 là 246 con, năm 2005 là 274 con, bình quân tăng 10 con/năm. Đàn lợn nhìn chung ổn định trong 5 năm qua ở mức 2.000 con/năm. Đàn gia cầm ổn định trong 5 năm qua ở mức 31.000 con/năm

Tổng giá trị thu được từ ngành chăn nuôi đạt bình quân 3,04 tỷ đồng/ năm, tăng 17,2% so với năm 2000. Chiếm tỷ trọng 22,88% trong giá trị sản suất nông nghiệp.

Từ những số liệu trên cho thấy chăn nuôi của xã phát triển mạnh kể cả về số lượng và chất lượng, đã xuất hiện những hộ chăn nuôi với số l- ượng lớn theo quy mô công nghiệp. Công tác thú y được coi trọng hàng năm, triển khai tổ chức tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh nên đã hạn chế được dịch bệnh lớn xảy ra nh dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm...

Diện tích nuôi thả cá của xã là 29,03 ha chủ yếu là các ao hồ nhỏ, thùng đào, thùng đấu được cải tạo tại các cánh đồng và một số diện tích do chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ một số diện tích trồng lúa có năng xuất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Sản lượng thu hoạch ước đạt 100 tấn, giá trị thu từ thuỷ sản đạt 2,0 tỷ đồng.

Qua đây ta nhận thấy Cao Thắng cần xem xét kỹ lưỡng việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp theo hướng tận dụng triệt để không gian và hạn chế bố trí vào đất sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, việc chuyển đổi cần tập trung thành các khu lớn tránh sự manh mún gây khó khăn trong khâu điều hành và xử lý vấn đề môi trường. Mặt khác xã cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị trên những khu đất cho hiệu quả kinh tế thấp.

2.2.2 Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp đã được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp Uỷ tạo điều kiện thuận lợi cho cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển và mở rộng các ngành nghề. Từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vầo trong sản xuất do vậy chất lượng hàng hoá ngày càng năng cao như nghề mộc, nề, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc cơ khí nhỏ… giá trị thu được bình quân đạt 4,5 tỷ đồng/năm, tăng bình quân đạt 11,4%.

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương từ năm 2005 - 2010 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w