Đánh giá quy hoạch sử dụng đất của xã Cao Thắng Huyện Thanh Miện Tỉnh Hải Dương:

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương từ năm 2005 - 2010 (Trang 50 - 54)

Miện - Tỉnh Hải Dương:

1) Đánh giá các căn cứ xây dựng quy hoạch xã Cao Thắng:

Cơ quan thực hiện làm quy hoạch là phòng khoa học công nghệ trực thuộc Viện nghiên cứu Địa chính.

Quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng đến năm 2010 được xây dựng trên cơ sở sau đây:

1. Luật Đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XI

2. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

3. Thông tư 30/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

4. Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Đảng uỷ xã Cao Thắng lần thứ XX nhiệm kỳ 2001 - 2005 và Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ XXI nhiệm kỳ 2006 - 2010.

5. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng năm 2000, 2004, và 6 tháng đầu năm 2005 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2005.

6. Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2003, 2004; Công tác giáo dục xã Cao Thắng năm học 2004 - 2005.

7. Quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện đến năm 2010.

8. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Miện đến năm 2010.

9. Các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến sử dụng đất của xã qua các thời kỳ.

10.Các tài liệu, số liệu, bản đồ kiểm kê đất đai năm 2005.

11. Dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích trồng lúa cho hiệu quả kinh tế thấp sang đào ao, lập vười trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.

Nhận thấy dự án quy hoạch sử dụng đất xã Cao Thắng được nghiên cứu xây dựng theo hệ thống các hạng mục công việc, trên cơ sở các kết

quả đó xây dựng báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất xã Cao Thắng đến năm 2010

Nhìn chung, hệ thống các thông tin cơ bản, các số liệu về đất đai của xã còn thiếu, chưa đầy đủ nên thực hiện việc quy hoạch cho hợp lý và hiệu quả là rất khó khăn. Đòi hỏi khi thực hiện quy hoạch các cán bộ thực hiện quy hoạch phải đi điều tra thực tế và thu thập số liệu thật sát thực. Bên cạnh đó, trước sự đòi hỏi của nhu cầu xã hội nhằm đáp ứng đời sống của người dân thi` việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất là cần thiết và kịp thời.

2) Đánh giá nội dung quy hoạch:

Ngoài các đánh giá sau mỗi chỉ tiêu, số liệu của báo cáo. Qua phân tích, nghiên cứu báo cáo quy hoạch của xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh HảI Dương ta rút ra đánh giá chung sau đây:

- Phần I: Điều kiện tự nhiên, cảnh quan và môi trường.

Báo cáo đã trình bày và tổng hợp đầy đủ những thông tin thiết yếu và cần thiết phục vụ cho quy hoạch dù các số liệu xã cung cấp còn có nhiều thiếu sót. Bên cạnh đó, báo cáo còn đưa ra những phân tích, nhận xét có tính khoa học cao.

- Phần thứ II: Tình hình quản lý đất đai và tiềm năng đất đai.

Nhìn chung công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn xã trong những năm gần đây đã có nhiều cố gắng, từng bước đi vào nề nếp. Vai trò quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền xã được tăng cường. Ngoài ra còn tồn tại nhưng khuyết điểm như: Hệ thống bảng biểu tuy đầy đủ, các tính toán chính xác nhưng nên ghi rõ nguồn gốc của các số liệu lấy được thật chính xác để giúp cho quá trình phân tích, đánh giá mang tính khách quan hơn.

- Phần thứ III: Hiện trạng sử dụng đất.

Quy hoạch xã đã dành quỹ đất khá hợp lý để xây dựng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở hạ tầng, nhu cầu đất ở của nhân dân, nhu cầu công trình phúc lợi xã hội, đảm bảo chất lượng môi trường sống điều đó càng khẳng định tính đúng đắn của việc quy hoạch.

Mặt khác báo cáo đã nêu ra những đặc điểm riêng dễ nhận thấy của xã đó là tập trung nghiên cứu về đất nông nghiệp và đất chuyên dùng (chiếm phần lớn diện tích toàn xã) nhưng theo em nên tận dụng hơn nữa ưu thế của xã về vị trí địa lý đó là có con sông Cửu An để phát triển mạnh về đất nuôi trồng thủy sản (bởi nếu biết phát huy thì ngành nghề nuôi trồng thủy sản sẽ giúp cho người dân ở đây tăng thêm thu nhập rất lớn) mà trên thực tế diện tích nuôi trồng thủy sản của xã chưa lớn (32,3ha).

Về phân tích mức độ sử dụng đất đai còn thiếu những chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất đai (lần) và độ che phủ để đánh giá về hiệu quả môi trường chính xác hơn.

* Sau đây là chi tiết đánh giá các loại đất:

Trong giai đoạn này diện tích đất nông nghiệp của xã giảm 7,88 ha, toàn bộ diện tích bị giảm này là diện tích đất chuyên trồng lúa và đất thuỷ sản chuyển sang các loại đất sau:

- Đất trồng lúa chuyển sang đất ở nông thôn: 0,52 ha.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản chuyển sang đất ở nông thôn: 5,27 ha. - Đất trồng lúa chuyển sang đất giao thông: 1,82 ha.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản sang đất giao thông: 0,21 ha. - Đất trồng lúa chuyển sang đất thuỷ lợi: 1,94 ha. - Đất trồng lúa chuyển sang đất nghĩa địa: 0,06 ha.

Bên cạnh diện tích đất chuyên trồng lúa bị giảm đi phục vụ cho mục đích dân sinh, diện tích chuyên trồng lúa còn bị giảm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng như sau:

- Chuyển sang đất trồng cây ăn quả lâu năm: 18,07 ha. - Chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản là: 21,10 ha.

Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tăng so với năm 2000 là 15,62 ha.

Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng so với năm 2000 là 19,35 ha.

- Đất ở: Đất ở của xã tăng so với năm 2000 là 6,59 ha, được chuyển từ đất chuyên trồng lúa sang là 0,52 ha và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 5,27 ha và đất có mặt nước chuyên dùng là 0,80 ha. Bình quân mỗi năm đất ở của xã tăng 1,32 ha đây là xu thế tất yếu do quá trình phát triển dân số nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân.

- Đất chuyên dùng: tăng 3,97 ha chủ yếu do nhu cầu tăng đất có mục

đích công cộng (giao thông, thuỷ lợi, nghĩa địa), toàn bộ diện tích này đựơc chuyển từ diện tích đất chuyên trồng lúa và đất nuôi trồng thuỷ sản.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: tăng với năm 2000 là 0,06 ha được

chuyển từ diện tích đất chuyên trồng lúa.

- Đất có mặt nước chuyên dùng: giảm 34,28 ha so với năm 2000 do

chuyển sang đất chuyên trồng lúa nước trồng cây lâu năm và đất ở nông thôn.

3) Đánh giá tổ chức thông qua phương án:

Bản quy hoạch sử dụng đất sau khi được xây dựng sẽ được gửi cho UBND xã Cao Thắng, sau đó UBND xã Cao Thắng trình Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Miện phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết xã Cao Thắng năm 2005 - 2010. UBND Huyện lập hội đồng thẩm định và tổ chức hội nghị thẩm định dự án. Khi báo cáo được thông qua thì quy hoạch mới được đưa vào thực tế. Như vậy công tác tổ chức thông qua phương án đã thực hiện đúng quy trình và hợp lệ.

Chương iii: phương án hoàn thiện và các giảI pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính khả thi của quy hoạch đất đai cấp xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương từ năm 2005 - 2010 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w