NHÁNH NHCT ĐỐNG ĐA QUA NHỮNG NĂM QUA
4.1 Những ưu điểm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh NHCT Đống Đa NHCT Đống Đa
- Nhìn chung, NHCT Đống Đa đã từng bước hoà nhập với cơ chế thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu hàng hoá, vật tư máy móc thiết bị...Thiết yếu, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm , mở rộng sản xuất , đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời thông qua cho vay ngoại tệ, Ngân hàng có điều kiện củng cố
và mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế , tín dụng xuất nhập khẩu , một nghiệp vụ trung gian hết sức quan trọng trong hoạt động của một Ngân Hàng Thương Mại.
Trong thời gian gần đây ngân hàng công thương Đống Đa đã có cơ chế mua bán ngoại tệ linh hoạt , đảm bảo tỷ giá mua bán ngoại tệ ( USD ) để khách hàng có thể chấp nhận được , ngân hàng có sự hỗ trợ của chi nhánh NHCT Đống Đa mỗi khi thiếu ngoại tệ làm cho chi nhánh có thuận lợi hơn trong kinh doanh ngoại tệ
4.2 Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiện nay tại NHCT Đống Đa NHCT Đống Đa
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng mới chỉ dừng lại ở đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng xuất nhập khẩu, tức là hoạt động mua bán ngoại tệ chủ yếu trên cơ sở nghiệp vụ khách hàng. Ngân hàng chưa thực hiện các nghiệp vụ Liên Ngân Hàng, thực hiện kinh doanh thu lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch tỷ giá thuần tuý.
- Các nghiệp vụ hối đoái còn sử dụng đơn điệu , chủ yếu ngân hàng thực hiện nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ kỳ hạn, còn nghiệp vụ hối đoái ngoại tệ thì đã được thực hiện nhưng rất ít.
Quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoái luôn biến động, kéo theo tỷ giá của các đồng tiền cũng biến động, trong khi chúng ta vẫn áp dụng chế độ 6 trần tỷ giá kỳ hạn (từ 30 ngày đến 180 ngày, trong 15 ngày có một tỷ giá...) Nó giống như chỉ tiêu khống chế trong việc tính toán xác định tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch, vì vậy bên cạnh những lợi ích mà các quyết định đó đem lại, cho đến nay cũng đã bộc lộ những nhược điểm không phù hợp và gây ra không ít khó khăn đối với các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong quá trình vận dụng và thực hiện.
Cơ cấu dự trữ của ngân hàng chủ yếu là USD. Như vậy mỗi lần có sự biến động tỷ giá USD / VNĐ , hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị ảnh hưởng. Nguồn mua ngoại tệ của NHCT Đống đa từ các khách hàng xuất khẩu rất hạn chế, mua chủ yếu là từ NHCT Việt Nam còn từ các khách hàng xuất khẩu rất ít
- Các hoạt động có liên quan như thanh toán quốc tế và tín dụng xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế , gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
4.3 Nguyên nhân của tồn tại
4.3.1 nguyên nhân khách quan
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ muốn mở rộng , phát triển hơn nữa phải có nền tảng vững chắc là thị trường hối đoái , hiện nay ở Việt Nam chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó mà chỉ ở giai đoạn sơ khai là trung tâm giao dịch ngoại tệ và thị trường ngoại tệ Liên Ngân Hàng . Mặt khác trên thị trường chưa có người môi giới ngoại hối chuyên nghiệp để tạo điều kiện cho cung cầu gặp nhau , hiện nay chức năng này chỉ có sở giao dịch nhà nước thực hiện .
Một nguyên nhân khác nữa là trình độ của công chúng về thị trường hối đoái và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ còn hạn chế . Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ quen với hoạt động mua bán giao ngay mà chưa có thói quen mua bán kỳ hạn . Do vậy đó là điều khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng các nghiệp vụ của thị trường hối đoái hoàn chỉnh .
- Đối tượng tham gia thị trường còn hạn chế , chỉ là các Ngân Hàng Thương Mại . Chúng ta biết biết rằng trong dân cư còn có một lượng ngoại tệ khá lớn . nếu đối tượng tham gia thị trường được mở rộng không giới hạn thì sẽ thu hút được bộ phận lớn dân cư tham gia , hạn chế được các hoạt động mua bán tại thị trường chợ đen .
- Việc bán hay mua ngoại tệ vào của ngân hàng nhà nước chưa được thực iện một cách khéo léo gây tác động tâm lí dẫn đến đầu cơ ngoại tệ của các tổ chức cá nhân . Mỗi khi thấy ngân hàng nhà nước bán ra nhiều thì các ngân hàng sợ tỷ giá bị biến động nên lại càng mua nhiều và ngược lại tác động đến sự biến động tỷ giá .
4.3.2 Về phía NHCT Đống Đa
Sở dĩ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán của khách hàng xuất nhập khẩu do ngân hàng chưa tham gia thị trường Liên Ngân
Hàng , hoạt động mua bán ngoại tệ giữa các Ngân Hàng Thương Mại trong và ngoài nước rất ít , do giá bán và mua ngoại tệ của các ngân hàng khác không có lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Hiện nay, đồng USD vẫn là đồng tiền được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế, vì vậy ngân hàng chỉ kinh doanh mua bán, dự trữ phần lớn USD, EURO . Ngân hàng chưa có chính sách về một cơ cấu ngoại tệ hợp lý, quá phụ thuộc vào USD. Đó là vì : quỹ ngoại tệ của ngân hàng còn nhỏ, hơn nữa để làm được điều đó đòi hỏi trình độ cán bộ kinh doanh ngoại tệ cao và nhiều kinh nghiệm, phải theo dõi, nắm chắc thường xuyên biến động tỷ giá và trạng thái từng ngoại tệ của ngân hàng cũng như dự đoán một cách nhanh nhạy hơn với thị trường.
- Nguồn mua ngoại tệ của NHCT Đống Đa từ các khách hàng xuất khẩu rất hạn chế. Vì vậy, ngân hàng thường phải mua lại ngoại tệ từ các NHTM khác với tỷ giá khá cao, nên ngân hàng hoặc đóng vai trò mua hộ ngoại tệ cho khách hàng (không thu lãi), điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh ngoại tệ, hoặc bán với tỷ giá cao hơn một chút thì có thể gây ấn tượng không tốt với khách hàng và có khả năng mất khách hàng cho các NHTM khác.
Nguyên nhân của hạn chế này là do số lượng khách hàng xuất khẩu đến với ngân hàng rất ít. Tuy nhiên, đây cũng là tình hình chung đối với nhiều NHTM khác trên địa bàn, vì nước ta chủ yếu xuất khẩu nông lâm hải sản và đều tập trung ở phía nam. Còn các Tổng công ty 90 và 91 đặc biệt là các đơn vị xuất khẩu trước đây có duy trì tài khoản taị NHCT nay đều tất toán rút về mở tại Ngân hàng Ngoại thương nên nguồn mua ngoại tệ của NHCT giảm đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu ngoại tệ thanh toán L/C của khách hàng ngày một gia tăng. Sự mở rộng khoảng cách giữa cung cầu ngoại tệ đã làm cho NHCT Việt Nam mất chủ động trong cân đối ngoại tệ. Hơn nữa, mặc dù đã đóng tài khoản tiền gửi ngoại tệ nhưng họ vẫn duy trì tài khoản tiền gửi VNĐ và hoạt động vay trả với NHCT Việt Nam vì ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của họ. Sự bất cập này tạo nên lợi
thế cho ngân hàng Ngoại thương và bất lợi cho NHCT, một số khách hàng lớn có giao dịch với NHCT Đống Đa nay cũng phải tập trung về một tài khoản. Thực tế này đã làm cho nguồn ngoại tệ của chi nhánh giảm dẫn đến kinh doanh ngoại tệ gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, việc giảm tỷ trọng mua ngoại tệ từ NHCT Việt Nam đối với chi nhánh lại càng khó khăn hơn.
- Những hoạt động có liên quan đến kinh doanh ngoại tệ như hoạt động thanh toán quốc tế và tín dụng xuất khẩu vẫn còn những hạn chế qua khảo sát cho thấy ,Trình độ công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu công việc mặc dù đã có thời điểm trình độ công nghệ thông tin đứng trong tốp đầu của hệ thống Ngân Hàng Thương Mại . Nhưng cho đến nay phần mềm được sử dụng trong kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đã tỏ ra kém hiệu quả . Trong quá trình sử dụng , do quá tải nên một số chức năng đã bị cắt bớt , chương trình ngày càng chậm dẫn đến thời gian thanh toán lâu , mất uy tín với khách hàng và các ngân hàng khác , chi nhánh không cập nhật được các thông tin cần thiết từ hội sở chính , điều đó ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp , cập nhật những thông tin cần thiết về tỷ giá và về thanh toán hàng xuất nhập khẩu .
Về nhân sự còn nhiều bất cập như đội ngũ cán bộ chưa đạt trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ xuất khẩu , ngoại ngữ ,luật quốc tế vì vậy còn lúng túng trong sử lí thông tin trong kinh doanh ngoại tệ và chưa đạt khả năng tư vấn cho khách hàng hoạt động xuất nhập khẩu.
Chuyển tiền trong hệ thống còn chậm , thời gian thanh toán từ nước ngoài về lâu hơn ngân hàng ngoại thương và các ngân hàng nước ngoài ... ảnh hưởng đến thời gian thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng , trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu sự phối hợp giữa bộ phận cho vay xuất khẩu và bộ phận thanh toán quốc tế , mua bán ngoại tệ tại các chi nhánh là chưa chặt chẽ , nên khách hàng vay vốn của NHCT Đống Đa nhưng lại bán ngoại tệ cho ngân hàng khác . như vậy những hạn chế của hoạt động
này có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ vì ba hoạt động này có liên quan chặt chẽ với nhau.