- Tạo MPLS header và chỉ định nhãn cho từng gói tin dựa vào địa chỉ đến của nó.
Hình 2.20: Bên trong mặt phẳng chuyển tiếp MPLS
Cho các ví dụ từng hoạt động LFIB ở hình trên, phần ILM (Incoming Label Map) của LEIB thao tác trên một gói có nhãn và ánh xạ một nhãn vào (Incoming Label) tới
một tập các entry NHLFE. ILM được thể hiện trong hình bởi các cột [N-IF và IN-
LBL, nhung cũng có thể là một bảng riêng rẻ cho một giao tiếp. FTN (FEC-to-
NHLFE) của FIB ánh xạ một FEC tới một tập hợp gồm một hoặc nhiều NHLFE. Như
ví dụ trong hình, nhãn A được gắn (push) lên các gói IP thuộc FEC “d.e/16”. Lưu ý là ILM hoặc FTN có thể ánh xạ tới nhiều NHLFE, chăng hạn để dùng trong cân bản g tải, 2.1.6.2 Gỡ nhãn ở hop áp cuối PHP (Penultimate Hop Popping)
Một tối ưu hóa quang trọng mà MPLS hỗ trợ là tránh việc tra cứu nhãn (label lookup ) phải xử lý ở Egress-LER trong trường hợp một gói đi trên một LSP mà yêu cầu trâ cứu IP (IP lookup ) tiếp ngay sau đó. ở hình 1§ (vnpt), một gói đến có nhãn A được gỡ nhãn (pop) và chuyển sang FIB để tra cứu tiếp trên header IP. Để tránh việc xử lý phát sinh thêm này, MPLS định nghĩa một tiến trình gọi là gỡ nhãn ở hop áp cuối PHP (Penultimate Hop Popping), trong đó router áp cuối trên LSP sẽ gỡ nhãn thay vì egress-LER phải làm việc đó. Nhờ vậy cắt giảm được việc xử lý ở router cuối cùng trên LSP.
2.1.7 Ưu điểm và ứng dụng của MPLS
2.1.7.1 Đơn giản hóa chức năng chuyền tiếp
MPLS sử dụng cơ chế chuyền tiếp căn cứ vào nhãn có độ dài cố định nên quyết định chuyền tiếp có thể xác định ngay chỉ với một lần tra cứu chỉ mục trong LFIB. Cơ chế này đơn giản và nhanh hơn nhiều so với giải thuật “longest prefix match” dùng trong chuyền tiếp gói datagram thông thường.
2.1.7.2 Kỹ thuật lưu lượng
Ưu điểm lớn nhất của MPLS là ở khả năng thực hiện kỹ thuật lưu lượng (MPLS
traffic engineering - MPLS TRE), nó đảm bảo lưu lượng được định tuyến đi qua một mạng theo một cách thức tin cậy và hiệu quả nhất. kỹ thuật lưu lượng cho phép các
ISP định tuyến lưu lượng theo cách họ có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng ở khía cạnh thông lượng và độ trễ. MPLS-TE cho phép lưu lượng được phân bố
hợp lý qua toàn bộ hạ tầng mạng, tối ưu hóa hiệu xuất sử dụng mạng.
2.1.7.3 Định tuyến QoS từ nguồn
Định tuyến QoS từ nguồn là một cơ chế trong đó các LSR được xác định trước ở
nút nguồn (LSR lối vào) dựa vào một số thông tin về độ khả dụng của tài nguyên trong mạng cũng như yêu cầu QoS của luồn lưu lượng. Nói cách khác nó là một giao thức định tuyến có mở rộng chỉ tiêu chọn đường để bao gồm các tham số như băng thông
khả dụng, việc sử dụng link và đường dẫn end-to-end, độ chiếm dụng tài nguyên của