- Các doanh nghiệp trên địa bàn đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn chưa lớn nên các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán
DOANH NGHIỆP TẠI MSB-HN
3.4.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo.
Thẩm định tài sản đảm bảo là một công việc cần thiết được tiến hành trong khâu thẩm định. MSB- HN chủ yếu cho vay có tài sản đảm bảo nên công việc này rất quan trọng đối với ngân hàng. Với một khoản vay có tài sản đảm bảo, nếu doanh nghiệp vì một lý do nào đó không trả được nợ, ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai, đó là thanh lý tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, thanh lý tài sản là một quá trình lâu dài, tốn kém, mà cũng không có gì đảm bảo ngân hàng sẽ thu hồi được tất cả chi phí cho vay. Vì vậy tài sản thế chấp phải được định giá đúng, vì ngân hàng sẽ chẳng thu được gì nếu giữ trong tay tài sản kém giá trị.
CBTD khi định giá tài sản thế chấp phải chú ý rằng giá trị thế chấp không phải giá trị thực tế hay giá trị thị trường. Vì nhiều tài sản có giá trị tại thời điểm thế chấp nhưng trong tương lai thì mất giá trị. Do vậy phải giả thiết tài sản được bán ở thời điểm xấu nhất, có như vậy sau này ngân hàng mới thu được số tiền tương đương với số tiền cho vay. Tài sản đảm bảo có nhiều loại, nên việc định giá không phải là điều dễ dàng. Ngân hàng nên có những mẫu đánh giá tài sản đảm bảo để hỗ trợ cho CBTD trong việc đánh giá tài sản. CBTD phải dự báo được xu hướng biến động của giá tài sản, còn tùy vào thời hạn cho vay mà đánh giá cho phù hợp với biến động của thị
trường. Ngoài ra, CBTD có thể tham khảo giá qua một số khách hàng có tài sản tương tự. Thường xuyên cập nhật khung giá của nhà nước, các văn bản luật có liên quan đến thanh lý tài sản. Ngân hàng cũng không được định giá thấp quá vì như thế có thể sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Đối với những tài sản mà CBTD cảm thấy khó khăn khi định giá thì có thể thuê những chuyên gia thẩm định chuyên nghiệp, công ty thẩm định giá để có thể định giá đúng tài sản thế chấp.
Trường hợp xấu nhất ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ và lãi. Ngân hàng cần tính đến chi phí dự kiến có thể xảy ra khi thanh lý, như chi phí phát mãi tài sản (chi phí pháp lý, chi phí thẩm định), chi phí cầm giữ tài sản, chi phí bảo trì…Từ việc định giá, tính toán các chi phí có thể phát sinh ngân hàng sẽ đưa ra mức tài trợ phù hợp.