Nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải- chi nhánh hà nội (Trang 70 - 72)

- Các doanh nghiệp trên địa bàn đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn chưa lớn nên các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán

DOANH NGHIỆP TẠI MSB-HN

3.4.4. Nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

Công việc của CBTD giữ vị trí quan trọng trong bất cứ ngân hàng thương mại nào. Khi thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình CBTD phải hoàn thành các mục tiêu như: phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách nhiệt tình, đồng thời đảm bảo khoản cho vay có hiệu quả, tạo lợi nhuận cho ngân hàng trên cơ sở an toàn. Sự thành công của mỗi khoản cho vay trực tiếp phụ thuộc vào khả năng, tính chủ động và sự cống hiến của CBTD. Xã hội ngày càng phát triển, càng có những tình huống đòi hỏi cán bộ tín dụng phải ứng phó kịp thời. Không chỉ ứng phó, cán bộ tín dụng phải đưa ra các biện pháp giải quyết sáng tạo, hiệu quả. Để làm được điều này cán bộ tín dụng phải vận dụng toàn bộ kiến thức về kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật mà mình có được cũng như các kiến thức về khoa học Ngân hàng để nhận định chính xác về khách hàng cũng như những biến động trên thị trường. Và đặc biệt quan trọng đối với CBTD là phải thường xuyên trao dồi đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm. Vì vậy MSB - HN cần có một số biện pháp để nâng cao trình độ nghiệp vụ của CBTD.

Về đào tạo cán bộ tín dụng.

đào tạo một cách có hệ thống cho các cán bộ thẩm định về chuyên môn cũng như các lĩnh vực khác: ngoại ngữ, vi tính, quản lý, tâm lý học, kiến thức vĩ mô về thị trường, pháp luật, công nghệ thông tin... Ngân hàng có thể đề nghị sự giúp đỡ, phối hợp của các trường đại học, các chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng soạn thảo một chương trình đào tạo chặt chẽ, có hiệu quả. Ngoài việc tập huấn thường niên thì ngân hàng cần tổ chức thêm những buổi hội thảo với các ngân hàng khác, các doanh nghiệp để giúp CBTD nắm bắt những thông tin mới, những kinh nghiệm của người đi trước. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích cán bộ tự đào tạo nâng cao trình độ bằng sự hỗ trợ về vật chất như hỗ trợ học phí, thời gian.

Quan trọng nhất trong việc nâng cao công tác thẩm định cho CBTD là tập trung nâng cao trình độ phân tích tài chính doanh nghiệp cho CBTD, bởi vì muốn thuyết phục doanh nghiệp chú trọng hơn trong việc thực hiện các bảng biểu tài chính, làm cho các báo cáo thực hiện đúng vai trò phản ánh thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính thì Ngân hàng phải nâng cao trình độ hiểu biết của mình về vấn đề này, có như vậy doanh nghiệp mới không giám “qua mặt” CBTD. Chính vì vậy vấn đề nâng cao trình độ phân tích cho đội ngũ CBTD là điều cần làm ngay và có thể làm được đối với MSB- HN

Về tuyển dụng cán bộ tín dụng.

Ngân hàng cần chú trọng đến những sinh viên năm cuối ở các trường đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng. Nhận những sinh viên khá giỏi vào thực tập tại đơn vị, cảm thấy những sinh viên nào năng động, nhiệt tình thì sẽ phỏng vấn và kí hợp đồng thử việc đối với những sinh viên đó. Cần có những chế độ đãi ngộ, chính sách lương thưởng thích hợp để thu hút những cán bộ giỏi từ các ngân hàng khác. Trong thời gian tới cần bổ sung nhanh chóng lực lượng này để mở rộng mạng lưới trên địa bàn.

Về chế độ đãi ngộ

Có chính sách thưởng phạt công bằng, nghiêm minh. Đối với những phương án được thẩm định kỹ, đem lại hiệu quả cho cả Ngân hàng, sau khi thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi, nên chăng Ngân hàng trích ra một số phần trăm lợi nhuận từ

phương án để thưởng cho cán bộ tín dụng. Ngược lại, với những phương án thua lỗ, không trả được nợ thì tuỳ theo mức độ và nguyên nhân mà Ngân hàng có cách xử lý thích ứng.

Lãnh đạo phòng tín dụng nên quan tâm hơn nữa đến đời sống của CBTD ở phòng của mình. Mỗi người đều có những hoàn cảnh khác nhau, ai cũng có những lúc khó khăn của riêng mình, lãnh đạo nên thấu hiếu, động viên cũng như nên rộng lượng trong những tình huống có thể bỏ qua được. Đặc biệt, lãnh đạo nên tạo ra một bầu không khí làm việc tập thể hăng say, sôi nổi, các cá nhân tích cực phát huy năng lực của riêng mình nhưng cái riêng đó phải làm lợi cho tập thể trước.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải- chi nhánh hà nội (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w