Lời các nhân vật khác về nhân vật

Một phần của tài liệu Cách để có điểm cao về văn xuôi tự sự pot (Trang 25 - 27)

Để khắc họa tính cách, bản chất một nhân vật, nhà văn còn mượn lời nói, lời đánh giá của các nhân vật khác. Lắm khi, nhà văn còn “tổ chức” cho các nhân vật khác thảo luận, bàn bạc về nhân vật ấy. Viết Vi hành, Nguyễn Ái Quốc đã khéo léo tạo tình huống lầm lẫn thú vị để mượn cuộc đối thoại của đôi nam nữ thanh niên người Pháp trên xe điện ngầm ở Pa ri mà dựng chân dung, đả kích ông vua bù nhìn Khải Định. Qua những lời đối thoại ngắn gọn, sinh động mà hình ảnh ông vua An Nam lần lượt hiện lên khá toàn vẹn (từ lối ăn mặc, trang sức xa hoa, lòe loẹt, khoe của một cách kệch cỡm đến điêu bộ nhút nhát, lúng ta lúng túng, từ cái mũi tẹt, đôi mắt xếch, cái mặt bủng như vỏ chanh đến hành vi ám muội…). Tác giả đã mượn lời đôi nam nữ thanh niên Pháp mà bàn luận, định giá thật đích đáng về Khải Định. Ông vua này được xem như một trò giải trí, mua vui cho người dân Pháp giữa lúc mọi trò quảng cáo trên báo chí đương thời không hấp dẫn được công chúng nữa. Mỉa mai thay trò giải trí này lại không hề tốn một đồng xu (không bằng vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thánh xứ Công Gô). Thậm chí, Khải Định được ví như vai rối mà ông bầu nhà hát Múa rối có định kí giao kèo thuê. Đã là con rối thì không thể tự thân chuyển động mà phải tuân theo sự điều khiển, giật dây của những ai đó. Khải Định chỉ là một con rối trên sân khấu chính trị đương thời. Mọi hành động, mọi lời nói của

ông vua này đều nhất nhất tuân theo sự điều khiển của quan thầy Pháp! Đến với truyện ngắn Rừng xà nu, lời cụ Mết nói với con cháu Xô Man lại cho ta hiểu được phần nào hoàn cảnh gia đình và tính cách của Tnú: “Anh Tnú mà tau đã kể cho chúng mày nghe bao nhiêu lần rồi đó. Đấy, nó đấy, nó đi giải phóng quân đánh giặc, nay nó về thăm làng một đêm, cấp trên cho nó về một đêm, có chữ kí người chỉ huy, chị bí thư coi rồi. Nó đấy! Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta…”. Trong tác phẩm văn học, các nhân vật thường ở giữa những mối quan hệ tương tác, ràng buộc nhiều khi rất phức tạp, thường nhận (hoặc chịu) sự nhận xét, đánh giá của các nhân vật khác. Tất nhiên, không phải lời nhận xét, đánh giá nào cũng đúng và đều là ý kiến của nhà văn.

Sau khi trình bày sáu phương diện cụ thể lúc phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, chúng tôi muốn lưu ý các bạn mấy điểm:

- Thứ nhất: Không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện này (lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động, qua lời các nhân vật khác). Tùy trường hợp mà có chỗ nhiều, chỗ ít, chỗ đậm, chỗ nhạt. Bởi thế, không phải cứ máy móc tìm đủ, phân tích đủ mà cần biết tập trung, xoáy sâu vào các phương diện thành công nhất của tác phẩm. Cũng không cứ phải tuần tự theo sáu phương diện như thế mà nên sắp xếp theo thực tế, làm sao cho bài văn của mình hấp dẫn.

- Thứ hai: Tránh lầm lẫn cấp độ của những phương diện phân tích. Có thể xem sáu phương diện đã nêu đồng đẳng và đều là sự cụ thể hóa, hiện thực hóa của tính cách, số phận nhân vật. Không nên xem tính cách như một phương diện ngang bằng các phương diện ấy (như một vài cuốn sách về làm văn lâu nay vẫn sắp xếp). Điều này không đúng về mặt lí luận và sẽ gây lúng túng trong thực tế làm bài.

- Thứ ba: Nắm vững sáu phương diện cơ bản đã nêu khi phân tích nhân vật chính là điều có ý nghĩa định hướng cho việc đọc tác phẩm tự sự. Biết đọc tác phẩm tự sự nghĩa là hiểu được, nhớ được nội dung phản ánh của tác phẩm và mối quan hệ giữa các nhân vật, nắm được tính cách, số phận của các nhân vật chính. Để có căn cứ phân tích, để có chất liệu làm bài, khi đọc tác phẩm cần ghi nhớ các chi tiết, các hình ảnh về từng phương diện ấy.

Một phần của tài liệu Cách để có điểm cao về văn xuôi tự sự pot (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)