Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 38 - 41)

X 100% Luỹ kế số hộ thoát nghèo lớn, cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu

1.3.2.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

b. Đối với ngân hàng

1.3.2.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ những kinh nghiệm của các nước về cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, có tác dụng tham khảo trong công tác tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của Việt Nam là:

Thứ nhất, về nguồn vốn dành cho XĐGN rất lớn, duy trì liên tục trong

nhiều năm; trong đó, nguồn vốn của Nhà nước và nguồn vốn viện trợ của nước ngoài. Nguồn vốn viện trợ nước ngoài được thực hiện chủ yếu thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên Hiệp quốc. Nguồn vốn vay của nước ngoài với lãi suất thấp hoặc không lãi, với thời gian dài. Nguồn huy động tiết kiệm trong nước (tiết kiệm trong nhân dân và các tổ chức kinh tế).

Thứ hai, về thành lập Tổ vay vốn: Quy mô Tổ nên từ 30- 40 thành

viên, các thành viên cùng có điều kiện kinh tế như nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào NHCSXH tại địa bàn. Các dịch vụ cho vay và tiết kiệm nhanh chóng đơn giản, cho phép các tổ chức cho vay gia tăng lượng khách hàng.

Thứ ba, về hình thức giải ngân: Giải ngân trực tiếp cho hộ vay (đại

diện là chủ hộ làm hồ sơ vay vốn), số tiền vay tùy theo nhu cầu của các thành viên đăng ký, sau đó tổ họp bình xét căn cứ vào nhu cầu vay vốn để SXKD,

khả năng trả nợ của từng hộ, và có sự kiểm tra xác nhận của chính quyền phường, xã.

Thứ tư, về quy mô cấp tín dụng: Căn cứ đầu tiên để xét duyệt mức cho

vay là nhu cầu vay vốn của hộ. Nếu ngân hàng có đủ vốn và hộ vay có khả năng trả nợ thì cho vay với mức tối đa theo nhu cầu của hộ. Giải ngân một lúc cho các thành viên vay vốn.

Thứ năm, hỗ trợ vốn cho người nghèo, không phải thế chấp tài sản, thu

tiền tiết kiệm, không thu bất cứ một khoản lệ phí nào ngoài lãi suất. Do vậy, cần phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ kênh tín dụng này, tránh tiêu cực và nâng cao hiệu quả đồng vốn.

Thứ sáu, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng tự

nguyện của hộ nghèo. Thủ tục đơn giản, phục vụ ngân hàng “tại nhà” thành viên.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguyên nhân đói nghèo và chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Qua nghiên cứu rút ra một số kết luận sau đây:

1. Đói nghèo do nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân là thiếu vốn SXKD, để góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN thì một trong những giải pháp quan trọng là đầu tư vốn cho hộ nghèo thông qua tín dụng ưu đãi của NHCSXH.

2. Tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH nhằm thực hiện chủ trương XĐGN của Đảng và Nhà nước. Đồng thời với việc mở rộng quy mô tín dụng thì hiệu quả tín dụng ngày càng phải được nâng lên. Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là mục tiêu quan trọng của NHCSXH. Việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH là yêu cầu khách quan; vừa giúp hộ nghèo vay vốn thoát khỏi đói nghèo, ổn định xã hội; đồng thời nâng cao uy tín vị thế của NHCSXH trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

3. Hiệu quả tín dụng của NHCSXH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; trong đó, có một số yếu tố quan trọng mang tính quyết định. Bao gồm, các nhóm nhân tố khách quan lẫn chủ quan. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động này, nhằm để biết được sự tác động tích cực và tiêu cực của nó, để từ đó có giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực, để đẩy nhanh tốc độ XĐGN.

4. Trong luận văn này đã đưa ra một số chỉ tiêu, bao gồm các nhóm định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Những vấn đề được đề cập trong chương 1 sẽ là tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 38 - 41)