Ngân hàng CSXH các cấp (1) NHCSXH tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 81 - 83)

II Khu vực miền núi 300,645 46.462 23.114 49,

3.3.6.3.Ngân hàng CSXH các cấp (1) NHCSXH tỉnh

(1). NHCSXH tỉnh

- Ngay từ đầu năm NHCSXH tỉnh đề ra kế hoạch kiểm tra; trong đó, chia theo quý. Đồng thời, có văn bản chỉ đạo NHCSXH cấp huyện lập kế hoạch kiểm tra.

- Hàng tháng, phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ tham mưu cho Giám đốc NHCSXH tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra. Về nội dung: Kiểm tra chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo NHCSXH cấp huyện, thực hiện kế hoạch tín dụng, kế toán; kiểm tra đối chiếu tại tổ và hộ vay vốn. Hàng tháng, quý căn cứ vào báo cáo tài chính của Ngân hàng cấp huyện gửi lên Ngân hàng tỉnh (bảng cân

đối, báo cáo thu nhập chi phí, báo cáo kiểm tra...) Ngân hàng tỉnh kiểm tra giám sát từ xa về hoạt động của Ngân hàng huyện.

- Định kỳ quý hoặc đột xuất, lãnh đạo NHCSXH tỉnh mời các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị tỉnh đi kiểm tra theo kế hoạch đã phân công từ đầu năm.

(2). NHCSXH cấp huyện

- Thực hiện kiểm tra đối chiếu danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH (mẩu số 03/TD) với danh sách thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn (mẩu số 10/TD). Kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay theo quy định.

- Định kỳ hoặc đột xuất, lãnh đạo NHCSXH mời các thành viên trong Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, của người vay và tổ chức hội cấp xã trong việc chấp hành chính sách tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay.

- Chủ động tổ chức giao ban định kỳ tại các điểm giao dịch tại xã, để trao đổi về kết quả uỷ thác, tồn tại, vướng mắc, bàn giải pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có).

Để hoạt động kiểm tra đạt hiệu quả cao NHCSXH tỉnh cần phải:

- Tăng số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra ở phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ Ngân hàng tỉnh và phòng giao dịch cấp huyện (NHCSXH tỉnh tối thiểu 06 người, NHCSXH huyện có 01 cán bộ chuyên trách).

- NHCSXH tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát đối với phòng giao dịch cấp huyện, hoạt động của tổ chức hội cấp huyện, cấp xã và hoạt động tổ vay vốn. Hàng tháng, NHCSXH tỉnh đi kiểm tra thực tế tại một số hộ vay vốn (mỗi tháng kiểm tra 02 xã, 04 tổ, đối chiếu 50% số hộ của mỗi tổ).

- Phòng giao dịch cấp huyện kiểm tra hoạt động của tổ vay vốn (mỗi tháng kiểm tra 10% số tổ trong huyện), đối chiếu 70% số hộ vay vốn của mỗi

tổ. Kiểm tra việc ghi chép sổ sách của ban quan lý tổ, việc bình xét cho vay; kiểm tra việc sử dụng vốn, chấp hành trả lãi, gốc của hộ vay.

- Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ kiểm tra đối với cán bộ NHCSXH và cán bộ các tổ chức nhận uỷ thác, ban quản lý tổ vay vốn, ban XĐGN xã.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 81 - 83)