Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của công thương mại và xây dựng đà nẵng (Trang 40 - 45)

II. Quản trị yếu tố nguồn lực của công ty

2. Môi trường vi mô

Mục tiêu phổ biến của mọi doanh nghiệp là phục vụ quyền lợi và thoã mãn nhu cầu của thị trương mục tiêu đã lựa chọn. Để đạt được điều đó daonh nghệp phải liên kết với các nhà cung cấp với các trung gian để tiếp cận khách hàng.

Như vậy môi trường vi mô là tổng thể các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp, các nhà cung cấp sản xuất, các đối thủ cạnh tranh, các trung gian , các khách hàng và công chúng.

2.1. Khách hàng:

Hiện tại công ty đang mở rộng thị trường tiêu thụ sang thị trường lân cận và cả nước, nhất là về hoạt động xây lắp do vậy công ty nên công ty cần xem trọng việc lựa chọn nhà cung ứng để thõa thuận đàm phám để có sản phẩm tốt nhất , giá cả mềm dẻo hơn nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, có như vậy mới có điều kiện cho công ty trong việc mở rộng thị trường. Và phát triển công ty ngày một lớn mạnh hơn.

Khách hàng chủ yếu của công ty là các tổ chức kinh doanh, các công trình xây dựng.Số lượng khách hàng rất lớn tập trung ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Khách hàng luôn mua với số lượng lớn nên công ty luôn duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với họ. Có thể chia khách hàng tiêu thụ nhựa đường phân thành hai nhốm như sau:

+ Khách hàng sử dụng cuối cùng: họ là những chủ công trình nhỏ, các cá nhân thuộc bộ phận công trình. Khách hàng này chủ yếu mua ở hai địa điểm chính là ở Đà Nẵng và Quy Nhơn và chiếm khoảng 40% sản lượng tiêu thụ của công ty.

+ Khách hàng là người bán lại: đây chủ yếu là những công ty xây lắp công trình , công ty quản lý công trình.

Khó khăn hiện nay giữa Công ty và khách hàng là một số khách hàng luôn quan tâm đến chất lượng và thuận lợi về khu vực, một số khách hàng lại thiên về giá và tận dụng sự cạnh tranh giữa các đối thủ canh tranh để ép giá. Do sự biến động của giá cả nên các công ty xây dựng không muốn đầu tư mạnh vào hoạt động kinh doanh của

mình.Mặt khác thời tiết thay đổi cũng làm cho tiến độ công trình giảm xuống, nên việc tiêu thụ nhựa đường cũng chậm theo.

2.2. Các nhà cung cấp:

Các nhà cung cấp chủ yếu là các công ty nước ngoài vì mặt hàng nhựa đường và các vật tư thiết bị phục vụ cho quá trình thi công các công trình GTVT chủ yếu được sản xuất tại nước ngoài. Và được nhập khẩu chủ yếu từ các nước Đông Nam Á với 7 nhà cung cấp khác nhau. Trong đó khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 70% sản lượng nhập khẩu của công ty mà chủ yếu là từ Singapore.

BẢNG 4: KINH NGẠCH NHẬP KHẨU NHỰA ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM

( Đơn vị tính: USD)

Thị trường

Năm Singapore Hàn Quốc Đài Loan Tổng cộng

2006 1.347.264 138.425 148.537 1.634.226

2007 1.621.310 157.064 156.121 1.934.495

2008 2.045.249 142.102 47.175 2.234.526

Việc nhập khẩu khẩu thiên về thị trường nào, với giá trị bao nhiêu cũng được công ty xem xét kĩ lưỡng và lựa chọn sao cho lợi ích thu được là lớn nhất. Có thể nói công ty đã hết sức cân nhắc để đi đến quyết định nhập khẩu ở thị trường nào với kinh ngạch bao nhiêu để vừa giữ vững mối quan hệ hợp tác lâu dài vừa đem lại hiệu quả trong kinh doanh.

Như vậy cơ cấu nhập khẩu mặt hàng nhựa đường ở từng thị trường với những giá trị như trên đã thật sự hợ lý chưa? Đã đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất chưa? Từ việc phân tích trên ta cũng nhận ra công ty đã duy trì quan hệ kinh doanh với thị trường chủ lực là Singapore , còn lại hai thị trường Đài Loan và Hàn Quốc như đã nói ở trên chỉ lựa chọn khi nào có lợi hơn so với nhập từ Singapore, tất nhiên là không khi nào bỏ ngõ việc nhập khẩu từ hai thị trường này dù kinh ngạch nhập khẩu

có tăng lên hay thậm vhis giảm mạnh. Đó là cách để có được mối quan hệ làm ăn lâu dài, tạo ra uy tín và trên cơ sỡ đó quan heejinh doanh sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn. Một khi công ty trở thành khách hàng thường xuyên của họ thì tiến hành thực hiện các thương vụ cũng trở nên đơn giản, nhanh chong và đặc biệt là không gây áp lực cho công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần cảnh giác, không nên tập trung quá nhiều vào một thị trường cung ứng trong một năm mà pahir phân bố sao cho không phải phụ thuộc quá nhiều vào thị trường đó, không chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà quên đi tác hại về sau.

2.3. Các trung gian

Công ty sử dụng hai loại trung gian phân phối đó là nhà bán buôn và nhà bán lẻ. Tuy những trung gian này có rất nhiều hạn chế, nhưng có nhiều ưu thế và ưu điểm về thời gian thanh toán. Ngoài ra công ty còn phân phân phối theo theo kênh trực tiếp thông qua các cửa hàng, chi nhánh ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế và các cửa hàng ở Quảng Trị...Không những thế công ty còn có các trung gian vận chuyển hàng từ Đà Nẵng đến các đại lý, cửa hàng và trực tiếp đến khách hàng.

Trung gian tài chính.

Ngân hàng công thương Thành phố Đà Nẵng, ngân hàng ngoại thương Đà Nẵng, Cục đầu tư và phát triển Đà Nẵng là các trung gian tài chính của công ty . Nhờ quá trình hợp tác làm ăn lâu dài trong tương lai, các trung gian này đã tạo điều kiện hỗ trợ công ty khi có những nhu cầu về vốn.

Trung gian vận chuyển.

Trung gian vận chuyển của công ty là các đội xe vận tải của nhà nước và tư nhân cùng với các đội xếp dỡ…được công ty quan hệ thường xuyên, sẵn sàng phục vụ công ty trong việc tập kết hàng về công ty và các cửa hàng, đưa hàng đến tận tay khách hàng , tập kết vật tư đến tận chân công trình.

Trung gian dịch vụ tiếp thị.

Đài truyền hình, truyền thanh Đà Nẵng, báo Đà Nẵng, Báo lao động,..là các sở dịch vụ tiếp thị giúp công ty trong việc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông,

báo chí trong khu vực. Lực lượng này đã đưa tin phản ánh về sự phát triển của công ty, giới thiệu các công trình xây dựng giao thông có chất lượng cao mà công ty cung cấp.

2.4 . Công chúng

Nguyên là một doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, do đó công ty rất được nhiều người biết đến. Chính vì thế mà công ty đã nhận được sự mến mộ, giúp đỡ của nhiều tổ chức khác. Công ty có quan hệ rộng rãi với các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ chức tài chính ngân hàng, bảo hiểm, báo chí...Nói chung, công ty đã và đang là một hình ảnh tốt đẹp trong con mắt của công chúng. Công ty cần tiếp tục duy trì và mở rộng các mối quan hệ đó, đặc biệt là trên thị trường mục tiêu để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh lâu dài.

2.5. Đối thủ cạnh tranh

Hiện tại công ty có các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của khu vực Miền Trung & Tây Nguyên như sau:

BẢNG 5: THỊ PHẦN CÁC ĐÔI THỦ CẠNH TRANH. TT TÊN CÔNG TY THỊ PHẦN (%) 1 Công ty Vietracimex 30 2 Công ty Petrolimex 30 3 Công ty Tremexco 20

4 CT vật tư thiết bị&XDCT giao thông 10

5 Các công ty khác 10

(Nguồn: Công ty TM & XD Đà Nẵng)

Công ty có hai đối thủ cạnh tranh chính đó là công ty Petrolimex với thị phần ước đạt 30% và công ty Tremexco với thị phần đạt 20% trên tổng thị phần sản phẩm nhựa đường của khu vực miền Trnng Và Tây Nguyên. Đặc biệt là công ty Petrolimex chiếm hơn 25% thị phần ở khu vực duyên hải miền Trung. Đây là hai đối thủ cạnh

tranh mạnh nhất của công ty trong những năm vừa qua và là thách thức lớn nhất của công ty hiện nay. Còn lại là công ty Vật tư thiết bị và xây dựng công trình Giao Thông và các công ty khác nhằm chiếm thị phần khoản 10% trên tổng thị phần của khu vực.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của công thương mại và xây dựng đà nẵng (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w