Đặc điểm vận chuyển nhựa đường

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của công thương mại và xây dựng đà nẵng (Trang 52 - 54)

V. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ nhựa đường tại công ty

3. Đặc điểm vận chuyển nhựa đường

Quy trình công nghệ cung cấp nhựa đường nóng cần đến một hệ thống liên hoàn các bể chứa và các phương tiện chuyên chở chuyên dụng. Việc nhập khẩu được thực hiện bằng đường biển, nhờ các tàu chuyên dụng có thiết bị bảo ôn, gia nhiệt. Tại các cảng biển, nhựa đường được bơm rót từ tàu đến bể chứa của các kho, sau đó được bơm vào các xe tải chuyên dùng chở đến các kho chứa nằm sâu trong đất liền, hoặc đến thẳng các trạm trộn để sản xuất bê tông nhựa đường. Quá trình lưu chuyển đòi hỏi nhựa đường luôn ở dạng lỏng, thường nhiệt độ của nhựa đường từ 120 ºC - 145 ºC, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể.

Hệ thống kho gồm các bể chứa có công suất chứa lớn (thường từ 1.000 tấn/bể đến 6.000 tấn/bể) đặt tại các cảng đầu mối nhập khẩu. Tại bể chứa có hệ thống gia nhiệt gồm máy phát điện, các đầu đốt gas hoặc đốt dầu FO và đường ống có dầu tải nhiệt chạy qua để duy trì hoặc nâng nhiệt độ khi cần thiết. Thành bể chứa được bọc các lớp bảo ôn (bông thuỷ tinh cách nhiệt). Quá trình bảo quản tại bể chứa, nhựa đường thường được duy trì nhiệt độ tối đa không quá 100 ºC, đây là nhiệt độ giữ được chất lượng sản phẩm ổn định trong thời gian dài lưu kho. Khi có yêu cầu, tuỳ thuộc vào điều kiện hợp đồng giao hàng, nhựa đường được nâng thêm nhiệt độ nhờ hệ thống gia nhiệt để bơm vào các xe chuyên dùng.

Xe chuyên dùng, nguyên lý hoạt động cũng giống như các bể chứa. Nhựa đường được duy trì nhiệt độ bằng hệ thống gia nhiệt, bảo ôn trong suốt thời gian vận chuyển trên đường, đảm bảo việc bơm rót tại các bể chứa trung chuyển hoặc trạm trộn bê

tông nhựa. Việc cung cấp nhựa đường nóng cho các trạm trộn bê tông nhựa cần độ an toàn cao rất cao.

Trước những đòi hỏi về quy trình nghiêm ngặc của quá trình vận chuyển nên đòi hỏi công ty phải tinh toán sản lượng nhập và xuất không được chênh lệch nhau quá lớn. Phải có đôị xe linh động trong quá trình vận chuyển, thời gian và quảng đường vạn chuyển đến các công trình giao thông là ngắn nhất. Tổ chức xúc tiển bán sản phẩm hạn chế đến mực tối đa sản lượng tồn kho.

Phần 3

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHỰA ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG.

I. XÁC ĐỊNH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC KINH DOANH TẠI CÔNG TY.

Từ việc phân tích tình hình hoạt động của công ty đã nêu trên cho thấy có nhiều cơ hội và thách thức rất lớn. Tuy nhiên không phải cơ hội nào cũng có thể đưa

đến cho công ty những tác động tích cực như nhau và ngược lại, không phải thách thức nào khi sảy ra cũng đưa đến cho công ty những rủi ro mất mát như nhau. Chính vì vậy chúng ta cần xem xét đánh giá, đo lường mức độ quan trọng của các cơ hội cũng như mức độ nguy hiểm của các thách thức nhằm mục đích xác định được những cơ hội nào của công ty cần phải quan tâm nắm bắt và những thách thức nào công ty cần phải tập trung các nguồn lực để khắc phục hạn chế tác hại của nó.

Để thực hiện được điều này, cần phải tiến hành phân tích, đánh giá các cơ hội và thách thức trên hai phương diện cơ bản: mức độ tác động của thách thức, cơ hội đến với công ty khi thách thức hoặc cơ hội đó sảy ra và xác xuất xuất hiện của sự kiện xuất hiện cơ hội hoặc thách thức đó trở thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của công thương mại và xây dựng đà nẵng (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w