Bảo mật, an toàn

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử thực trạng và giải pháp ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

III. Các đòi hỏi của thương mại điện tử

3. Bảo mật, an toàn

Giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử đặt ra đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn, nhất là khi hoạt động trên Internet/Web.

Cho tới nay nhiều người vẫn không dám giao dịch qua Web. Trong lĩnh vực mua bán thuần tuý, người mua thì lo các chi tiết trong thẻ tín dụng của mình bị

lộ, và kẻ xấu sẽ lợi dụng mà rút tiền, người bán thì lo người mua không thanh toán cho các hợp đồng đã được “ký kết theo kiểu điện tử” qua Web. Trong các lĩnh vực khác, điều đáng ngại nhất là an toàn và bảo mật dữ liệu. Điều lo sợ ấy là có căn cứ vì số vụ tấn công vào Internet ngày càng tăng, kể cả vào những mạng

được bảo vệ nghiêm ngặt. (Cuối năm 1996, trang Web của Bộ tư pháp Mỹ và của CIA bị truy nhập và bị thay đổi một số nội dung, đầu năm 1997 một loạt địa chỉ

Internet của Mỹ phải ngừng dịch vụ Web và E-mail trong một tuần vì bị “giặc máy tính” tấn công). “Giặc máy tính” (hacker) dùng nhiều thủ đoạn khác nhau: mạo quan hệ, bẻ mật khẩu (nhất là mật khẩu yếu), vi-rút và các chương trình “phá từ bên trong” giả mạo địa chỉ Internet (IP Spoofing), phong toả dịch vụ

(DOS – denial of service).

Kỹ thuật mã hoá (cryptography) hiện đại (trong đó có kỹ thuật “mã hoá khoá công khai/bí mật) đã nói ở trên), với khoá dài tối thiểu tới 1024, thậm chí tới 2048 bit, cộng với các công nghệ SSL (Secure Sockets Layer), SET (Secure Electronic Transaction) đang giúp giải quyết vấn đề này, trong đó có vấn đề “chữ

ký điện tử” hay “chữ ký số hoá” (digital signature), là chữ ký được biểu diễn bằng các bit điện tử và được xác thực thông qua giải mã. Song bản thân các mã mật cũng có thể bị khám phá bởi các kỹ thuật giải mã tinh vi, nhất là kỹ thuật của bên có đẳng cấp công nghệ cao hơn hẳn. Cho nên một chiến lược quốc gia về mã hoá kèm theo các chương trình bảo vệ an toàn thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp và của cá nhân đang trở thành một vấn đề rất lớn.

Trên quan điểm giao lưu quốc tế, vấn đề bảo mật và an toàn còn có thêm một khía cạnh nữa: Ngày càng có nhiều nước áp dụng các luật ngăn cản không cho dữ liệu được truyền gửi tới các nước không có phương tiện thích đáng để bảo vệ thông tin, nhằm tránh rò rỉ (nhất là các thông tin liên quan đến an ninh quốc gia, vũ khí giết người hàng loạt, quan hệ quốc tế...). Vì vậy, nếu không có các luật và phương tiện tốt để bảo vệ thông tin, thì một nước rất có thể sẽ bị cách ly khỏi hoạt động thương mại điện tử quốc tế.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử thực trạng và giải pháp ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)