Hệ thống thanh toán tài chính tự động

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử thực trạng và giải pháp ở Việt Nam (Trang 27)

III. Các đòi hỏi của thương mại điện tử

4. Hệ thống thanh toán tài chính tự động

Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế khi đã tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính (financial payment) phát triển, cho phép thực hiện thanh toán tự động (trong đó, thẻ khôn minh có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh doanh bán lẻ). Khi chưa có hệ thống này, thì thương mại điện tử chỉ ứng dụng được phần trao đổi thông tin, buôn bán vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc bằng các phương tiện thanh toán truyền thống. Khi ấy hiệu quả của thương mại

điện tử bị giảm thấp và có thể không đủ để bù các chi phí trang bị công nghệ đã bỏ ra.

Hệ thống thanh toán tài chính đi liền với việc mã hoá toàn bộ hàng hoá, hay “đánh số sản phẩm” (product numbering) là vấn đề không chỉ có tính quốc gia, mà có tính quốc tế trên cơ sở của các chuẩn và định chế EAN International và Uniform Code Council, thể hiện dưới dạng các vạch gọi là mã vạch (bar - code). Theo đó tất cả các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đều được mã hoá bằng một số

13 con số, và tất cả các công ty đều có địa chỉ của mình bằng một mã có từ 100

đến 100.000 con số (mã vạch là hệ thống mã dùng các vạch đen, trắng, màu có độ

rộng khác nhau để biểu diễn các con số. Một máy quét dùng tế bào quang điện sẽ

nhận dạng các vạch này, biến đổi thành con số rồi tự động đưa vào máy tính để

tính toán). Việc hội nhập và thiết lập toàn bộ hệ thống mã sản phẩm và mã công ty (gọi chung là mã hoá thương mại: commercial coding) cho một nền kinh tế

(đặc biệt là nền kinh tế của nước đang phát triển) nói chung cũng không đơn giản.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử thực trạng và giải pháp ở Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)