Tình hình thị trường tiêu thụ bia.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Các giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty bia Hà Nội ". docx (Trang 40 - 43)

III. Thị trường bia trong khu vực phía Bắc và các Đối thủ cạnh tranh.

1. Tình hình thị trường tiêu thụ bia.

1.1. Nhu cầu bia trong nước.

Bia được xem là một loại nước giải khát có men, có thể dùng vào bữa ăn nên nhu cầu về bia phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, lứa tuổi, thu nhập, học vấn, lối sống, nghề nghiệp, phong tục tập quán. Nhu cầu về bia của người dân Việt Nam hiện nay còn thấp so với các nước trong khu vực. Chỉ đạt khoảng 9 lít/người/năm, trong khi đó mức tiêu dùng bình quân của Thái Lan là 20 lit/người/năm, của

Malayxia là 40 lít/người/năm. Trong tình hình hiện nay và thời gian tới nhu cầu bia của người dân Việt Nam sẽ tăng lên do đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện, do lối sống của dân trong nền kinh tế thị trường cần phải năng động, nhanh nhạy... thì bia sẽ là chất xúc tác không thể thiếu trong các buổi liên hoan, hội nghị, tiệc tùng... giúp họ giải quyết nhanh chóng quan hệ làm ăn, kinh tế đi đến thuận lợi hơn.

Theo dự báo vào năm 2001 thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam sẽ tăng từ 350 USD năm 2000 đến khoảng 500 USD. Mức tăng đáng kể trong thu nhập này sẽ là nhân tố chủ yếu thúc đẩy khả năng tiêu thụ bia trong nước tăng lên đến hàng tỷ lít.

1.2. Khả năng cung cấp bia trong nước.

Hiện tại có khoảng 40 nhãn bia khác nhau trên thị trường gồm cả bia sản xuất trong nước và bia nhập khẩu, nhập lậu. Nhu cầu tiềm năng rất lớn, các nhà đầu tư nước ngoài đã sớm nhận rõ điều này, họ đã thâm nhập vào thị trường bia Việt Nam bằng cách liên doanh với các Công ty bia của Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 11 Công ty bia liên doanh với tổng công suất là 600 triệu lít/năm. Còn lại là của các doanh nghiệp Nhà nước và địa phương cung cấp.

Biểu số 5: Khả năng cung cấp của một số Công ty bia. STT Tên đơn vị sản xuất Công suất hiện có

(triệu lít/năm)

Công suất dự kiến năm 2001(triệu lít/năm)

1. Công ty bia Sài gòn 140 150

2. Công ty bia Hà Nội 50 100

3. Công ty bia Việt Nam 50 70

4. Công ty bia Tiền Giang 50 50

5. Công ty bia Khánh Hoà 25 30

6. Công ty bia Huế 30 30

7. Công ty bia Đông Nam á 50 50

8. Công ty bia Đà Nẵng 15 20

10. Nhà máy bia Hà Tĩnh 10 10

11. Nhà máy bia Quảng Ngãi 5 10

12. Nhà máy bia Hải Phòng 5 10

13. Nhà máy bia Quảng Ninh 5 10

14. Nhà máy bia khác 71 185

15. Tổng 516 750

Ngoài nhứng loại bia trong nước cung cấp, trên thị trường còn xuất hiện một số loại bia nhập từ nước ngoài như: Miler, Corona (Mêxicô), Budweiser (USA), Senbeck (Đức), Liquan (Trung quốc)...

1.3. Thị trường bia khu vực phía Bắc.

Trên thị trường bia Việt Nam đã, đang và sẽ diễn ra những cuộc chạy đua cạnh tranh quyết liệt giữa những Công ty sản xuất bia nội, ngoại và liên doanh. Theo đánh giá của giới công nghệ bia, sản lượng bia sẽ đạt khoảng 810 triệu lít trong năm 2001, tương ứng với mức tiêu thụ 10,1 lít/người/năm, nhưng thị trường vẫn còn hứa hẹn sự "bùng nổ" mạnh hơn vì tiềm năng tiêu thụ bia ở Việt Nam là rất lớn.

Hiện nay có khoảng 11 liên doanh sản xuất bia với công suất sản lượng thiết kế là 700 triệu lít/năm. Từ sự tham gia đông đảo đó đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bia trong nước. Các doanh nghiệp bia Nhà nước nhờ có kinh nghiệm, lợi thế về thị trường nên đã chọn chiến lược dùng chất lượng, giá cả làm công cụ cạnh tranh chủ yếu.Qua báo cáo của các nhà nghiên cứu thị trường thì Công ty bia Hà nội Công ty ưu thế rất lớn trong khu vực phía Bắc, khó có Công ty bia nào có thể cạnh tranh nổi nhất là thị trường Hà nội, thị phần của Công ty bia Hà nội chiếm tới trên 80% ở thị trường Hà nội, còn đối với cả khu vực phía Bắc thị phần của Công ty bia Hà nội chiếm trên 70%. Trong khi đó các doanh nghiệp liên doanh đã và đang dùng uy tín và tiềm lực tài chính của các Công ty mẹ nước ngoài, tăng cường quảng cáo khuyến mại, mẫu mã đẹp, thái độ phục vụ làm công cụ cạnh tranh chính nên họ cũng đã dành được một thị phần đáng kể.

So với miền Nam thì thị trường bia phía Bắc được coi là chậm phát triển. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, thì mức tiêu thụ ở khu vực này tập trung ở hai

thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:

. Sau một thời gian dài từ năm 1954, miền Bắc chỉ chú trọng phát triển công nghiệp nặng và một số ngành công nghiệp nhẹ, ngành công nghiệp sản xuất bia hầu như bị lãng quên và từ đó tạo cho người tiêu dùng mật đi thói quen sử dụng bia.

. Thu nhập bình quân theo đầu người còn thấp, người dân chỉ chú trọng tới những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và bình dân, coi việc sử dụng bia là mặt hàng xa xỉ.

. Do thời tiết phân chia thành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình thấp hơn ở miền Nam. Việc sử dụng bia chỉ thích hợp khi thời tiết nóng, ấm áp. Vào mùa rét sức tiêu thụ bia bị giảm hẳn.

Nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của cả nước, cũng như các ngành công nghiệp nhẹ khác, công nghiệp bia phía Bắc cũng đã có những bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như độ lớn của thị trường. Mức tiêu thụ của thị trường phía Bắc còn khá khiêm tốn, dao động ở mức 9 lit/người/năm. Dự bảo trong thời gian tới, thập niên đầu của thế kỷ XXI thị trường bia ở khu vực phía Bắc sẽ có những biến động mạnh, tốc độ tiêu thụ sẽ tăng 12-14 lit/người/năm.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Các giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty bia Hà Nội ". docx (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)