PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH:

Một phần của tài liệu MỘT số cụm từ và cấu TRÚC TIẾNG ANH đơn giản p1 (Trang 84 - 87)

VI. Khi muốn chấp nhận lời xin lỗ

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH:

[Đối với từ đơn]:

1/ Danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì nhấn ở âm thứ I => e.g. 'beauty, 'music, 'tired, 'angry,...

2/ Động từ có 2 âm tiết nhấn âm thứ II => e.g. comp'lete, de'sign, su'pport,...

3/ Các từ tận cùng là -ic(s), -sion, -tion nhấn âm thứ II từ cuối đến lên => e.g. 'logic, eco’nomics, com'pression, pro'fession, re'lation, so'lution,... 4/ Các từ tận cùng là -cy, -ty, -phy, -gy, -al nhấn âm thứ III từ cuối đếm lên => e.g. de’cocracy, relia’bility, bi’ology, pho’tography, se’curity, po’litical, ‘critical, eco’nomical,...

5/ Các từ có 3 âm tiết trở lên, trọng âm cũng rơi vào âm tiết thứ III từ cuối đếm lên => e.g. e’conomy, ‘industry, in’telligent, ’specialise, ...

[Đối với từ ghép]:

6/ Danh từ ghép có trọng âm rơi vào âm đầu I

=> e.g. ‘penholder, ‘blackbird, ‘greenhouse, ‘boyfriend,... 7/ Tính từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết thứ II

=> e.g. bad-’tempered, old-’fashioned, one-’eyed, home’sick, well-’done,... 8/ Động từ ghép có trọng âm rơi vào phần thứ II.

=> e.g. over’look, over'react, mal’treat, put’across,… [Các trường hợp đặc biệt]:

9/ Các từ vay mượn từ tiếng Pháp (có hậu tố ~ee, ~eer ~aire, ~que) thì phải áp dụng theo tiếng Pháp: các hậu tố đó mang trọng âm (vậy trọng âm của từ rơi vào âm tiết cuối cùng).

=> e.g. absen’tee, volun'teer, questio’naire, tech’nique, pictu’resque, ... *Note: Có 2 ngoại lệ là com’mittee, ‘coffee.

- Có những từ dài có 4 âm tiết trở lên có thể có 2 trọng âm chính và phụ, e.g. in,dustriali’sation, inter’national,...

- Trong vài trường hợp, trọng âm của từ sẽ thay đổi khi tự loại thay đổi, e.g. ‘comment (n) -> com’ment (v), perfect (adj) -> pre’fect (v),...

- Ngược lại, có những từ nếu thay đổi trọng âm thì nghĩa sẽ thay đổi, e.g. ‘invalid (người tàn tật), in’valid (không còn giá trị nữa).

Ad đọc trong inbox có nhiều mem hỏi Ad giúp phân biệt someone, anyone, everyone. Vậy Ad sẽ gửi tới các mem bài học này và chúc các mem học tốt nhé!

ĐẠi TỪ BẤT ĐỊNH:

Đại từ bất định không xác định 1 người/ vật nào rõ ràng và luôn ở dạng số ít. Có một số đại từ bất định sau:

1. Everyone = everybody (mọi người), everything ( mọi cái, mọi vật)

E.g: The police questioned everybody in the room (Cảnh sát hỏi cung mọi người trong phòng)

Life’s great! I’ve got everything! (Cuộc đời thật tuyệt diệu! Tôi có mọi thứ!) 2. Someone /somebody (1 người nào đó), something (1 cái gì, 1 điều gì đó) luôn ở dạng số ít & chỉ dùng trong câu khẳng định

E.g: There is someone over there (Ở đằng kia có người) Somebody telephoned (Ai đó đã điện thoại đến)

“I’m bored “- “Well, do something!” (“Tôi chán quá!” – “ Vậy thì làm việc gì đó đi!”

*Note: Some- cũng được dùng trong câu hỏi khi người nói tin chắc câu trả lời là khẳng định, hay muốn câu trả lời khẳng định

E.g: Would you like something to eat? (Ông có muốn ăn cái gì không? => nghĩ à tôi hy vọng là ông sẽ ăn)

3. Anyone /anybody ( 1 ai đó, bất cứ ai ), anything (1 cái gì đó, bất cứ cái gì): chỉ dùng trong câu phủ định hoặc nghi vấn & luôn ở dạng số ít

E.g: I didn’t hear anybody (Tôi không nghe thấy ai cả) Is there anyone at home? (Có ai ở nhà không?)

*Note:

- Any- không được dung làm chủ từ trong câu phủ định, phải dung no-

E.g: Anything didn’t happen => Sai mà phải viết dung là: Nothing happened ( Không có gì xảy ra)

- Any- có thể được dùng trong câu khẳng định, có nghĩa là “bất kỳ…” E.g: Anyone will tell you the way (Bất kỳ ai cũng sẽ chỉ đường cho bạn) - Any- cũng được dùng sau “if” hay các từ có ý nghĩa phủ định

E.g: Tell me if you see anything different (Cho tôi biết nếu anh thấy điều gì khác) He seldom says anything (Anh ấy ít khi nói điều gì)

I can do it without anybody’s help (Tôi có thể làm mà không cần ai giúp đỡ) 4. No one /nobody (= not anyone/not anybody: không người nào), nothing ( = not any thing: không cái gì): chỉ dùng trong câu khẳng định và câu nghi vấn, tự nó mang nghĩa phủ định

E.g: There isn’t anything under the table (= There is nothing under the table) => Note:

- Khi nhắc lại một đại từ bất đinh chỉ người, lối văn sang trọng sẽ dùng his, him, he hoặc he or she, his or her, him or her (để cho nam nữ bình quyền).

E.g: Everybody has his (or her) dream. (Mọi người đều có ước mơ của mình) Everybody looked after himself (or herself ) (Ai cũng tự chăm sóc lấy mình) - Nhưng văn nói lại dùng they, them, their

E.g: If anybody telephone, ask them if they can call again tomorrow (Nếu ai gọi điện thì hỏi xem ngày mai họ có thể gọi lại hay không) - Tính từ phải đứng sau đại từ bất định.

E.g: I need someone practical (Tôi cần 1 người có óc thực tiễn)

- Tính từ “else” (khác) chỉ theo sau đại từ bất định, không dùng với 1 từ nào khác & “else” cũng có thể đứng trước “ ‘s”

Eg: No one else’s luggage was opened (Không có hành lý của ai bị mở ra) - Đại từ bất định chỉ người có thể được dùng trong sở hữu cách

E.g: That was nobody’s business (Việc đó chẳng phải của ai)

I would defend anyone’s rights ( Tôi sẽ bảo vệ quyền lợi của bất kì ai)

Một phần của tài liệu MỘT số cụm từ và cấu TRÚC TIẾNG ANH đơn giản p1 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)