Hoàn thiện hoạt động giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng nhập

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc tại công ty máy xây dựng và thương mại Việt Nhật: Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

Mỗi một doanh nghệp có văn hoá kinh doanh riêng, mỗi nước cũng có những văn hoá đặc thù riêng. Để có được thành công khi giao dịch đàm phán và kí

kết hợp đồng thì công ty phải nắm rõ đặc điểm tiêu dùng và tính cách kinh doanh của đối tác nhất là các đối tác Nhật vì họ chiếm tỷ trọng lớn nhất về kim ngach nhập khẩu so với các thị trưòng khác. Người Nhật rất chú trọng đến chất lượng hàng hóa, hình thức và vấn đề hậu mãi; coi trọng chữ tín, giữ lời hứa dù là việc nhỏ nhặt nhất; Công tác trao đổi thông tin và đàm phán rất lâu và kỹ, họ làm việc khá máy móc. Song khi bắt đầu giao dịch chính thức thì họ lại nổi tiếng ổn định và trung thành với bạn hàng; Người Nhật rất coi trong việc gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo khi chăm sóc khách hàng, họ thích đối tác sử dụng được tiếng Nhật. Họ sẽ cảm thấy bất ổn về đối tác khi họ gọi điện tới mà không có người trả lời máy hay trả lời bất nhã.

Sau đây xin giới thiệu một số kinh nghiệm của các nhà đám phán lâu năm : - Khi bước vào đàm phán, phải xác định tư tưởng: cố gắng đạt được mục đích của mình trên cơ sở đàm phán thân mật thoải mái cho cả hai bên.

- Tìm hiểu các phong tục, tập quán, thói quen, sở thích và tư tưởng của đối tác nước ngoài

- Hướng tới bạn hàng với lòng tôn trọng cá nhân lớn nhất.

- Có sự quan tâm đặc biệt hơn đến các thành viên nữ trong đoàn đàm phán đối phương.

- Phản ứng lịch thiệp đối với những sai trái của đối phương đặc biệt nếu đánh giá đó là những thiếu hiểu biết của họ về phong tục tập quán của ta.

- Nuôi dưỡng thói quen không tham gia tranh luận về những vấn đề chính trị, tôn giáo, đạo đức, lối sống, chủng tộc . . . trong quá trình đàm phán.

- Bao giờ cũng có thể nói "không" đối với một vấn đề còn đang nghi vấn.

- Trong đàm phán, thường xuyên quan sát một cách kiïn đáo và tế nhị cách cư xử và hành động của đối tác để có thể điều chỉnh một cách kịp thời, hợp lý cách cư xử của mình.

- Cố gắng thích ứng với nhịp độ đàm phán của đối tác.

- Hạn chế trao đổi, tranh luận riêng mang tính chất nội bộ, bởi có thể bị lộ ý định nếu bên đối tác hiểu được tiếng nước mình. Ðồng thời, điều này còn thể hiện sự không nhất quán giữa các thành viên trong Ðoàn.

- Nhận định kịp thời những sơ hở của đối phương.

- Nhạy bén đánh giá tình hình diễn biến của cuộc đàm phán để quyết định ở mức nào là vừa phải do việc cương quyết giữ vững đề nghị của mình với khả năng dối tác chấp nhận được.

- Cố gắng vận dụng các kỹ năng thương lượng, thuyết phục tích lũy được. - Phải phát triển những kỹ năng thương lượng đã được thế giới thừa nhận.

- Phải biết nhượng bộ lúc nào, ở mức độ nào để đảìm bảo vừa có lợi cho ta đồng thời gây được sự thỏa mãn cho đối phương.

- Phải luôn luôn cố gắng làm hết sức mình để thực hiện những điều khoản trong hợp đồng mà bạn đã thương lượng và thỏa thuận.

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc tại công ty máy xây dựng và thương mại Việt Nhật: Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w