Xây dựng thương hiệu cho công ty

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc tại công ty máy xây dựng và thương mại Việt Nhật: Thực trạng và giải pháp (Trang 50)

Xuất hiện với tên Việt Nhật CMT được 5 năm, trở thành đại lý độc quyền cho Sumitomo một thương hiệu mạnh tại Nhật bản nhưng chưa có tiếng tăm gì tại Việt Nam.Vậy thương hiêu Việt Nhật CMT vẫn còn chưa đủ

mạnh, mà trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thương hiệu sẽ là một vũ khú chiến lược của công ty. Thương hiệu quan trọng như thế nào?

+ Tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí nhóm khách hàng có nhu cầu máy móc thiết bị xây dựng: mối khi muốn lựa chọn máy hay thiết bị xây dựng thì cái tên Việt Nhật CMT sẽ tự nhiên xuất hiện trong tâm trí họ. Khách hàng phân biệt nhanh chóng hàng cần múa, tiết kiệm thời gian cân nhắc lựa chọn

+ Giúp doanh nghiệp dễ dàng được bên xuất khẩu tín nhiệm tin cậy trên, sẽ rất thuận lợi khi ký kết hợp đồng. các ngân hàng và tổ chức tín dụng tin tưởng cho vay vốn, không phải chứng minh thân thế .

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm sự xói mòn thị phần, bán được sản phẩm với giá cao hơn mà khách hàng vẫn chấp nhận vì họ tin rằng đã là hàng của công ty Việt Nhật CMT thì hơi đắt cũng được bởi có thể yên tâm hoàn toàn vào người của công ty

+ Công ty cũng dễ dàng tiếp thị sản phẩm hơn, bởi người tiêu dùng sẽ coi thương hiệu Việt Nhật CMT là yên tâm về chất lượng phục vụ, giảm rủi ro cho họ,

+ Đặc biệt đây là cơ sở để công ty được pháp luật bảo vệ tránh được những cạnh tranh không lành mạnh khi có kẻ nhái giả thương hiệu công ty.

Công ty hiện đang có hẳn một phòng ban “PR”, quan hê công chúng, quan hệ khách hàng, có nhiệm vụ giúp đỡ khách hàng trong mọi vấn đề với sản phẩm của công ty.

Các giải pháp xây dựng thương hiệu cho công ty

Xác lập chiến lược kinh doanh và chương trình tiếp thị hỗn hợp: chiến lược về sản phẩm, giá cả, phân phối, truyền thông xúc tiến bán hàng

Lựa chọn chiến lược thương hiệu cho công ty Thiết kế các yếu tố thương hiệu

Tạo dựng thương hiệu bằng các phương thức giao tiếp Marketing: Quảng cáo, xây dựng trang Web hiệu qủa

Định vị cho thương hiệu

Sử dụng PR – quan hệ công chúng trong chiến lược tiếp thị Bảo vệ thương hiệu: Đăng ký bảo hộ ở trong nước và nước ngoài

2.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN 2.3.1 Kiến nghị với nhà nước

Bản chất kinh doanh quốc tế là phức tạp vì doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường thế giới, mới đang bước đầu hội nhập. Nên cần hơn bao giờ hết sự giúp đỡ của nhà nước đó là:

+ Hệ thống văn bản pháp luật

Cần thống nhất các hệ thống và văn bản pháp luật thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế để doanh nghiệp ta không bị thua thiệt trong thương thảo và ký kết hợp với nước ngoài, không bị bỡ ngỡ khi hợp đồng yêu cầu chiếu theo luật quốc tế, nước thứ ba hay chính nước xuất khẩu. Đây là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Nội dung cụ thể, chi tiết, rõ ràng, với các văn bản hướng dẫn thực hiện kèm theo cụ thể tránh mâu thuẫn trong ký kết hợp đồng. Trên cở sở có lợi cho hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp đảm bảo an ninh và chính trị cho đất nước.

+ Thủ tục hành chính

Khi nói đến thủ tục hành chính, người dân vẫn không khỏi e ngại thủ tục “Hành” hạ doanh nghiệp là “ Chính” đây mà. Dù đã có nhiều khẩu hiệu “ Hãy nói không với tiêu cực” thì hiện này vẫn tồn tại các thủ tục làm cản trỏ công việc nhập khẩu, hiện tượng các cán bộ hạch sách, nhũng nhiễu gây khó dễ để thu lợi bất chính cho doanh nghiệp nói chung.

Cần cải cách về thủ tục hành chính ở các khâu xin giấy phép nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, thuế nhập khẩu … Giáo dục cán bộ công nhân viên về đạo đức, chuyên môn nghề nghiệp.

Vẫn tồn tại các thủ tục không cần thiết, phức tạp qua nhiều của, ít có tính hỗ trợ doanh nghiệp .. Bởi đây là doanh nghiệp tư nhân, (trách nhiêm hữu hạn một thành viên) nên khi xin giấy phép nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, tồn tại sự phân biệt đối xử so với dn nhà nước, và ít hợp tác.

Đất nước đang chuyển sang cơ chế thị trường, nhưng gần đây lại đang có xu hướng quay lại áp dụng cơ chế xin- cho, hiện tượng bao cấp còn lớn, gây lãng phí thất thoát nguồn lực đất nước. Sự ưu ái vẫn nghiêng về các doanh nghiệp Nhà nước.

Vậy kiến nghị sau

+ Nhà nước cần nâng cao vai trò quản lý vĩ mô theo hướng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận các nguồn vốn tài chính đất đai, lao động công nghệ và thông tin thị trường theo hướng chính sách phải minh bạch, đồng bộ và xóa bỏ phân biệt đối xử.

+ Phát triển đầy đủ và đồng bộ các thị trường yếu tố sản xuất như tài chính, bất động sản,lao động, khoa học và công nghệ

+ Có các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ về đầu tư, tín dụng, thuế, xúc tiến thương mại và thông tin thị trường. Ngoài ra cần phát triển mạnh các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để tăng cường công tác xúc tiến thương mại. giao lưu học hỏi trao đổi thông tin…

2.3.2 Kiến nghị với các đơn vị

+ Hỗ trợ doanh nghiệp qua hệ thống thông tin của phòng Thương mại và Tham tán thương mại: các thông tin về tình hình máy móc và thiết bị xây

dựng thế giới, giá cả, đặc điểm mới, xu hướng mới một cách nhanh chóng và kịp thời cho thị trường trong nước và cho các doanh nghiệp có quan tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đầu tư xây dựng cảng biển, xây dựng cơ sở vật chất kho bãi, cầu cảng cho vận tải đường biển:

Để cho bên đối tác tin tưởng vào chúng ta đồng ý cho chúng ta nhận trách nhiệm thuê tàu vận chuyển, thì hệ thống hàng hải của chúng ta cần có những con tàu đạt chất lượng quốc tế để đảm đương được việc vận chuyển loại hàng hóa cồng kềnh và nặng nề khó vận chuyển như máy móc xây dựng. Cùng với một hệ thống cầu cảng kho bãi, kho tàng được quốc tế hóa xây mới lại tương xứng .Đó là loại tàu chuyên dụng ROLLON-ROLLOFF, cho máy tự chạy vào hầm tàu, khoang đặc biệt dành cho chúng, sau khi đến cảng chỉ việc chạy ra, không cần phiền đến cẩu móc.

Không chỉ giúp cho nhập khẩu máy móc trong hiện tại, mà còn là cơ sở cho hoạt động xuất khẩu máy móc và các hàng hóa giống như trên trong tương lai. Tạo sự tự tin trên bàn đàm phán để được thuê tàu, giảm chi phí vận chuyển đi rất nhiều cho doanh nghiệp.

+ Bảo hiểm Việt Nam

Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty XNK ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&F như: giảm thuế XNK cho chủ hàng nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, hoặc giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan, hoặc chủ hàng được giao hạn ngạch XNK cao hơn so với những chủ hàng không tham gia bảo hiểm tại Việt Nam… Như trên đã phân tích, điều kiện giao hàng có tác dụng chủ yếu đến phân định trách nhiệm giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại, còn ý nghĩa kinh tế không rõ ràng. Với các chính sách ưu đãi trên, các công ty XNK sẽ chủ động hơn trong đàm phán ký kết, thực hiện phương thức xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo

điều kiện FOB hoặc C&F tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước, đồng thời thúc đẩy ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển.

2.3.3 Kiến nghị với cơ quan hải quan

Một điều đáng vui là gần đây cơ quan hải quan đang có những chuyển biến đáng khen trong công tác hoạt động của mình, với mục tiêu cố gắng để làm tốt nhất công việc của mình.

Song đây mới chỉ là về tư tưởng chính sách từ cấp trên, còn đi sâu vào hoạt động vẫn gặp những chướng ngại như trên giống thủ tục hành chính: không rõ ràng cách thực hiện, còn gây phiền nhiễu cho người đi kê khai mất thời gian và tiền bạc…

Điều đặc biệt muốn kiến nghị ở đây là vấn đề về hải quan điện tử: trên thực tế có tồn tại hải quan điện tử ở các nước phát triển và ở nước ta đang ở giai đoạn mới. Và mong muốn các cơ quan hải quan sẽ triển khai một hệ thống hải quan hoàn chỉnh, nhằm tiết kiệm công sức cho đôi bên, hiện đại hóa công việc

Hiện nay hải quan điện tử hầu như không có tác dụng rõ rệt gì lớn. sau khi kê khai trên hải quan điện tử thì doanh nghiệp vẫn phải đến cục hải quan thực hiện hầu như toàn bộ lại các bước của hải quan bình thường, vậy có cũng như không

KẾT LUẬN

Hiện nay với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của buôn bán thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng nhiều mang lại nguồn thu cho các doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên hoạt động này không đơn giản mà phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Doanh nghiệp thực hiện tốt công việc này không nhiều nhất là doanh nghiệp có những tầm tư duy chiến lược bắt kịp thời đại hội nhập như Việt Nhật CMT. Qua thời gian thực tập tại Công ty Việt Nhật CMT, dựa trên cơ sở lý luận về quản trị kinh doanh thương mại quốc tế, chuyên đề đã tập trung đi sâu nghiên cứu thực tiễn hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị và kinh doanh nhập khẩu của công ty Việt Nhật CMT. Từ đó đưa ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán tại công ty như: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường máy móc thiết bị trong nước và quốc tế; Hoàn thiện hoạt động giao dịch và đàm phán ký kết hợp đồng; Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty nhất là bộ phận xuất nhập khẩu. Việc nghiên tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị ở Việt Nhật CMT giúp em hiểu rõ hơn rất nhiều về những gì đã được học trong bốn năm qua. Đồng thời chuyên đề có thể giúp công ty phần nào trong việc khắc phục mặt yếu và tăng cường mặt mạnh của mình. Ngoài ra còn giúp cho những người muốn tìm hiểu để khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế quốc tế có thể học hỏi.

Em xin chân thành cảm ơn quý Công ty Viet Nhat CMT đặc biệt là các các nhân viên lãnh đạo của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Th.S Hoàng Hương Giang, cô đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo rất nhiều để em có thể hoàn thành được chuyên đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Hoàng Minh Đường & PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại. NXB Lao động và Xã hội 2. PGS.PTS Trần Chí Thành, Giáo trình quanr trị kinh doanh thương

mại quốc tế, NXB Giáo Dục

3. GS.TS Đặng Đình Đào & GS.TS Hoàng Đức Thân, Giáo trình kinh tế thương mại, NXB Thống kê

4. PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc và TS. Trần Văn Bão, Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, NXB Lao động và Xã hội 5. TS. Nguyễn Xuân Quang, TS. Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình quảng

trị doanh nghiệp thương mại, Nxb Thống Kê, 1999

6. PGS.TS Nguyễn Duy Bột, Giáo trình thương mại quốc tế, Nhà xuất bản (Nxb) Thống kê, 1997

7.Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Đại học ngoại thương

8. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2003

9. PTS Trần Chí Thành, Kinh doanh thương mại quốc tế trong cơ chế thị trường, Nxb Thống kê Hà Nội – 1995

10.Về phía công ty Bản tin Việt Nhật CMT

Trang Web bán hàng của công ty

Báo cáo tình hình kinh doanh nhập khẩu máy móc xây dựng và phụ tùng xây dựng năm 20072009

MỤC LỤC

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý ... 5

1.3 QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT ... 13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.1 Nghiên cứu thị trường ... 13

Tìm hiểu nhu cầu trong nước ... 13

1.3.2 Hoạt động lập kế hoạch nhập khẩu ... 15

1.3.4 Hoạt động triển khai thực hiện kế hoạch ... 18

1.5.1 Ưu điểm ... 33

1.5.2 Hạn chế và nguyên nhân ... 35

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ... 39

VIỆT NHẬT ... 39

2.1.2 Mục tiêu kinh doanh của công ty ... 39

2.2.2 Hoàn thiện hoạt động giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu ... 42

2.2.3 Tăng chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng để đẩy mạnh đầu ra ... 44

2.2.4 Nâng cao chất lượng nhân lực ... 47

2.2.5 Huy động và sử dụng vốn hiệu quả ... 49

2.2.6 Xây dựng thương hiệu cho công ty ... 50

2.3.1 Kiến nghị với nhà nước ... 52

2.3.2 Kiến nghị với các đơn vị ... 53

2.3.3 Kiến nghị với cơ quan hải quan ... 55

KẾT LUẬN ... 56

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH SƠ ĐỒ

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý ... 5

1.3 QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT ... 13

1.3.1 Nghiên cứu thị trường ... 13

Tìm hiểu nhu cầu trong nước ... 13

1.3.2 Hoạt động lập kế hoạch nhập khẩu ... 15

1.3.4 Hoạt động triển khai thực hiện kế hoạch ... 18

1.5.1 Ưu điểm ... 33

1.5.2 Hạn chế và nguyên nhân ... 35

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ... 39

VIỆT NHẬT ... 39

2.1.2 Mục tiêu kinh doanh của công ty ... 39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2 Hoàn thiện hoạt động giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu ... 42

2.2.3 Tăng chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng để đẩy mạnh đầu ra ... 44

2.2.4 Nâng cao chất lượng nhân lực ... 47

2.2.5 Huy động và sử dụng vốn hiệu quả ... 49

2.2.6 Xây dựng thương hiệu cho công ty ... 50

2.3.1 Kiến nghị với nhà nước ... 52

2.3.2 Kiến nghị với các đơn vị ... 53

2.3.3 Kiến nghị với cơ quan hải quan ... 55

KẾT LUẬN ... 56

HÌNH

Hình 1.1: Cơ cấu máy nhập khẩu theo hãng sản xuất của công ty Việt Nhật CMT năm 2009 ...

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc tại công ty máy xây dựng và thương mại Việt Nhật: Thực trạng và giải pháp (Trang 50)