- Lợi nhuận ròng: là tổng lợi nhuận thu được trong hoạt động (cộng dồn qua các năm)
LN = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Thuế các loại
Chỉ tiêu này chỉ có giá trị đối với các DAĐT ngắn hạn, mà ít có giá trị đối với dự án trung dài hạn do tác động yếu tố giá trị thời gian của tiền.
- Tỉ suất lợi nhuận giản đơn: là tỉ số giữa lợi nhuận của một năm hoạt động điển hình trên tổng chi phí đầu tư. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt và nếu lớn hơn lãi suất phổ biến trên thị trường thì dự án là khả thi. Tuy nhiên chỉ tiêu này có nhiều hạn chế vì khó xác định năm lợi nhuận điển hình, chưa tính tới tuổi thọ dự án và các dòng tiền thực tế.
- Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T):
Tổng vốn đầu tư T =
Lợi nhuận + Khấu hao
- Thời gian thu hồi vốn vay (TV):
Tổng vốn vay TV =
KHTSCĐ LN dự án Nguồn khác được h.thành + được dùng + (nếu có ) bằng vốn vay trả nợ
- Điểm hoà vốn : là điểm mà tại đó tổng doanh thu vừa bằng với tổng chi phí sản xuất. Người ta có thể tính sản lượng hoà vốn cho cả đời dự án hoặc cho từng năm như sau:
F Qhv =
P - V
Qhv: sản lượng hoà vốn cả đời dự án (hoặc một năm) F : định phí cả đời dự án (hoặc một năm)
P : giá bán sản phẩm
- Điểm hoà vốn lý thuyết: phần trăm công suất được huy động tại điểm hoà vốn.
Qhv F Đlt = =
Qo D - B Trong đó: Qo là công suất thiết kế
D = P. Qo = doanh thu B = V. Qo = biến phí
- Điều hoà vốn tiền tệ : % công suất được huy động tại đó dự án cân đối được các dòng tiền ra vào (không xét tới các khoản phải thu phải trả hoặc giả sử chúng bằng nhau )
Đ - KH Đtt =
D - B
- Điểm hoà vốn trả nợ: là điểm mà từ đó trở đi dự án có đủ tền trả nợ vay và nộp thuế.
Đ - KH - nợ gốc phải trả + Tlt Đtn =
D - BTlt: thuế lợi tức. Tlt: thuế lợi tức.
Trong thực tiễn lập và thẩm định dự án, người ta có thể có nhiều phương pháp xác định giá bán sản phẩm khác nhau theo đó các chỉ tiêu (trong đó có điểm hoà vốn) sẽ có các giá trị khác nhau tương ứng.
Một rủi ro lớn khi dự án đi vào hoạt động là không huy động đủ 100% công suất thiết kế do nhiều lý do khác nhau. Một dự án có điểm hoà vốn càng thấp thì càng hạn chế được tác động của rủi ro, vì vậy càng có tính khả thi.
Các nguồn trả nợ trong năm Tỉ lệ đảm bảo trả nợ =
Số nợ phải trả trong năm (gốc + lãi)
Tỉ lệ này càng cao càng tốt. Xác định tỉ lệ đảm bảo trả nợ hàng năm để thấy được độ tin cậy của dự án và từ đó xác định mức thu nợ và biện pháp hỗ trợ (nếu cần) hợp lý.
b/ Các chỉ tiêu tài chính theo giá trị hiện tại:
Nhận thức được “ giá trị thời gian của tiền”, ngày nay việc tính toán phân tích các chỉ tiêu tài chính DAĐT dựa trên việc hiện tại hoá các dòng tiền đã trở nên phổ biến và ngày càng chiếm vai trò quan trọng.
Các chỉ tiêu loại này gồm có:
Giá trị hiện tại ròng (NPV - Net present value)
Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal rate of return) Tỉ số lợi ích chi phí (BCR - Benefit cost ratio)
Sau đây ta sẽ trình bày từng chỉ tiêu:
*. Giá trị hiện tại ròng (NPV): thể hiện thu nhập ròng (doanh thu trừ chi phí) từ dự án tính tại thời điểm hiện tại. NPV cho ta biết việc sử dụng vốn có đem lại hiệu quả, thu nhập từ dự án có lớn hơn chi phí cơ hội của vốn đầu tư không. Như vậy NPV cần phải được coi là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để lựa chọn DAĐT.
(Bt - Ct ) NPV =
(1 + r )t
Bt, Ct : thu nhập và chi phí của dự án năm t n : thời gian phân tích dự án
r : tỉ suất chiết khấu (thể hiện chi phí cơ hội của vốn đầu tư) hoặc cụ thể hơn ta có thể áp dụng công thức:
Ci
NPV = - C0
(1+r)i
Ci : dòng tiền do dự án mang lại trong năm i (dòng tiền ròng) C0: Vốn đầu tư tính tại thời điểm bắt đầu đầu tư.
Khi áp dụng chỉ tiêu này:
Dự án đầu tư chỉ được chấp nhận khi NPV>0 Nếu các sự án loại trừ nhau thì chọn NPVmax Hạn chế :
Chỉ tiêu này không áp dụng cho các dự án khác nhau về thời gian và vốn đầu tư ( muốn so sánh được thì phải thực hiện chuyển đổi NPV)
*Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): chính là tỉ suất chiết khấu tại đó NPV=0 hay nói cách khác IRR là mức lãi suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai bằng giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Như vậy, IRR biểu thị sự hoàn trả vốn và chỉ ra mức tối đa của chi phí vốn đầu tư.
Từ khái niệm trên ta có công thức tính IRR:
Việc tính toán IRR theo công thức này hết sức phức tạp. Trên thực tế người ta thường tính giá trị gần đúng của nó dựa vào phương pháp nội suy.
NPV1
IRR = r1 + (r2 - r1) NPV1 - NPV2
với điều kiện : r2>r1 và r2 - r1 <5%
r1, r2 là lãi suất lựa chọn sao cho NPV1(ứng với r1) là dương và gần 0, NPV2 (ứng với r2) là âm và gần 0.
Sử dụng :chọn dự án có IRR>=IRRđm, IRRđm là chi phí cơ hội của vốn đầu tư.
Chú ý :
Không xác định được IRR trong trường hợp biến dạng dòng tiền (dòng tiền thuần) thay đổi từ âm sang dương nhiều lần vì sẽ có nhiều lời giải khác nhau
Có thể gây ra sai lầm khi dùng IRR để lựa chọn các dự án có quy mô, thời gian khác nhau ở các thời điểm khác nhau.
* Tỉ số lợi ích chi phí (BCR): phản ánh khả năng sinh lời của dự án trên mối đơn vị tiền tệ vốn đầu tư. Nó có thể được sử dụng hỗ trợ cho các chỉ tiêu NPV, IRR
3.3. Phân tích rủi ro.
Hoạt động của các DAĐT liên quan đến rất nhiều yếu tố, tất cả góp phần quyết định lợi ích của dự án. Tuy nhiên, mỗi yếu tố lại có một mức độ không chắc chắn nhất định ( có nghĩa là tồn tại rủi ro)
Hoạt động thẩm định dự án không thể chỉ quan tâm đến lợi nhuận, khả năng trả nợ của dự án trong tương lai (cái mà không bao giờ là hoàn toàn chắc chắn) một cách độc lập mà phải xem xét chúng trong mối liên hệ với rủi ro. Tiến hành phân tích rủi ro sẽ giúp cán bộ thẩm định ước lượng được các rủi ro của dự án và quyết định xem liệu mức rủi ro ( gắn với mức lợi nhuận tương
ứng) là có thể chấp nhận được không và nếu chấp nhận được thì phải có các biện pháp quản lý rủi ro như thế nào.
a/ Các phương pháp phân tích rủi ro.*. Phân tích độ nhạy :