Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Cty tnhh nn 1 thành viên xnk và đầu tư hà nội ( unimex hà nội). (Trang 61 - 66)

I. Định hướng phát triển của Công ty những năm 2007-

2.1 Các giải pháp chung

2.1.1 Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá trong việc quản lý và thực hiện đầu tư kinh doanh

Công tác kế hoạch trong kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành quá trình đầu tư kinh doanh của công ty được thực hiện liên tục, có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Việc xây dựng kế hoạch chủ yếu thuộc trách nhiệm của ban giám đốc, phòng kế toán, phòng kinh doanh nhưng để đạt hiệu quả cao hơn công ty nên phân công cán bộ chuyên trách theo dõi công tác sử dụng vốn thường xuyên theo định kỳ. Sau đó tổng hợp, đánh giá các số liệu về quá trình sử dụng vốn, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng và các tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh, từ đó có giải pháp và kiến nghị kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Các kế hoạch chi tiết trong bản kế hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể từng

năm nên bao gồm:

+ Kế hoạch, phương án về hạng mục công trình đầu tư:

Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quy định bởi việc doanh nghiệp có khả năng kinh doanh tại ra doanh lợi hay không. Do vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến việc đầu tư vào cái gì, bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu, với mức giá như thế nào nhằm huy động mọi nguồn lực vào lao động, có được nhiều thu nhập, nhiều lãi nhất cho chủ sở hữu. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quy mô và tính chất sản xuất kinh doanh không phải do chủ quan doanh nghiệp quyết định mà do thị trường quyết định, khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ... là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong kinh doanh. Muốn thành công trong kinh doanh doanh nghiệp cần phải có phương án, kế hoạch về kinh doanh, về sản phẩm. Các phương án này phải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường, phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Với đặc thù là xuất khẩu hàng hoá, Công ty cần phải thăm dò thị trường xem hiện nay chỗ đứng của công ty mình như thế nào?, uy tín của công ty so với các công ty khác trong cùng lĩnh vực ra sao?... tìm hiểu nguyên nhân mà khách hàng ưa thích sản phẩm của Công ty hay các mặt hàng cùng chủng loại nhưng của các công ty khác nhập khẩu từ đó tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Về vốn cố định:

Công ty phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết về sử dụng TSCĐ, trích lập khấu hao, xem xét nhu cầu đầu tư mới và bổ sung cho TSCĐ.

+ Về vốn lưu động:

Công ty phải đề ra mục và phân phối đầu tư vốn ở từng khâu một cách hợp lý, đảm bảo cho quá trình đầu tư kinh doanh của công ty được tiến hành đúng tiến độ kế hoạch chung của công ty.

Ngoài ra công ty cũng cần phải có các kế hoạch khác cũng không kém phần quan trọng như:

- Kế hoạch thu hồi vốn của các khoản cho vay, các khoản phải thu... - Kế hoạch trả nợ vốn ngắn hạn...

2.1.2 Đảm bảo đủ nguồn vốn cho đầu tư-kinh doanh

Quá trình lên kế hoạch sử dụng và đầu tư vốn đòi hỏi trước hết công ty phải có đủ nguồn vốn để tiến hành đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Bởi nếu thiếu vốn công ty sẽ mất đi một nguồn nhân lực quan trọng và không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển.

Để tăng nguồn tài trợ, công ty có thể áp dụng một số giải pháp sau:

- Khai thác triệt để mọi nguồn vốn của công ty: Đây là nguồn vốn sẵn có

với chi phí thấp nhất mà công ty cần tận dụng bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ là VLĐ.

Công ty cần phải có kế hoạch phân bổ và sử dụng vốn một cách thích hợp có hiệu quả. Tận dụng mọi nguồn lực cũng như các lợi thế của mình về nhà cửa, địa thế... để kinh doanh làm tăng doanh thu.

- Tăng tích luỹ đầu tư trở lại đầu tư từ lợi nhuận không chia và quỹ khấu hao tài sản cố định

- Vay ngân hàng: Mặc dù là khách hàng khá thường xuyên của Ngân hàng

nhưng công ty không thể phát triển chỉ bằng vốn vay ngân hàng mà chỉ nên coi đó là một nguồn tài trợ quan trọng khi cần thiết vì vốn vay thì phải trả lãi, như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Thực tế cho thấy trong thời gian qua công ty đã sử dụng tiền vay ngân hàng tương đối lớn để đầu tư kinh doanh. Nhưng công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với ngân hàng. Đây là một nỗ lực rất lớn của công ty và tạo được lòng tin của Công ty với các đối tác là Ngân hàng.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh có nhiều nhu cầu phát sinh, việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có vốn lớn. Trong khi đó tín dụng ngân hàng hiện đang được coi là nguồn tín dụng rẻ nhất. Bởi vậy, công ty phải coi đây là một khả năng tạo vốn có hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu bổ sung tiền mặt và VLĐ trong ngắn hạn trong điều kiện không ngừng nâng cao vốn của công ty.

- Vay ngắn hạn đảm bảo bằng công trình đầu tư: Công ty nên coi công

trình đang đầu tư như một khoản thế chấp để khi cần thiết có thể vay vốn ở ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng như các doanh nghiệp khác.

- Tìm kiếm nguồn vốn đầu tư dài hạn: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và

phát triển trong kinh doanh, công ty phải tìm kiếm các nguồn tài trợ dài hạn. Hiện nay nguồn này chủ yếu là vốn huy động từ các cổ đông và một phần là vốn tự bổ sung. Nếu mở rộng đầu tư kinh doanh vào một số lĩnh vực khác như công ty đang dự định thì nguồn vốn này chưa thể đáp ứng được. Bởi vậy, công ty cần lập quỹ phát triển sản xuất, sử dụng quỹ khấu hao hợp lý để tái đầu tư TSCĐ, tìm kiếm đối tác liên doanh, có dự án khả năng thì để vay vốn dài hạn ngân hàng. Công ty cũng nên phát hành thiêm trái phiếu, cổ phiếu công ty nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong cón bộ công nhân viên.

2.1.3 Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động KT.

Qua số liệu, tài liệu kế toán đặc biệt là các báo cáo tài chính, công ty thường xuyên nắm bắt được số vốn hiện có, cả về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hình thành, các biến động tăng giảm vốn trong kỳ, tình hình và khả năng thanh toán các khoản nợ... Nhờ đó công ty có thể đưa ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề về tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo các chu trình, kế hoạch đề ra như huy động vốn bổ sung, xử lý vốn thừa, đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, thu hồi các khoản phải thu, thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả.

Vì vậy tổ chức tốt công tác kế toán ở doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý kiểm tra kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, kế toán là hệ thống thông tin thực hiện, các số liệu kế toán nó chưa thể chỉ ra các biện pháp cần thiết để tăng cường quản lý vốn kinh doanh. Do vậy, định kỳ doanh nghiệp phải thực hiện phân tích hoạt động kinh tế, trong đó có phân tích tình hình tài chính và hiệu quả dử dụng vốn trong kỳ, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích, tiến bộ so với kỳ trước để có biện pháp phát huy và nguyên nhân gây ra tồn tại sút kém để có biện pháp khắc phục kịp thời.

2.1.4 Đa dạng hoá, mở thị trường đầu tư sang nhiều lĩnh vực và nhiều địa phương khác.

Đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Công ty cần mở rộng các mặt hàng xuất khẩu ra nhiều thị trường các nước khác từng bước chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực mới sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc chủ yếu vào kết quả tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, trong khâu tiêu thụ ngoài việc không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi công ty phải có dịch vụ phục vụ khách hàng thuận tiện, nhanh gọn như có đội ngũ marketing chào mời giới thiệu sản phẩm tới các khách hàng, đồng thời trong điều kiện cho phép có thể hạ giá thành và dịch vụ để chiếm lĩnh thị trường và tạo uy tín với khách hàng.

2.1.5 Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên

Công ty cần có sự đổi mới trong tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý sao cho phù hợp, gọn nhẹ, có hiệu quả. Bộ máy quản lý phải có sự phân cấp rõ ràng từ trên xuống dưới, đúng người đúng việc, phân công rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn để phát huy tối đa năng lực của người lao động.

Để việc sử dụng vốn có hiệu quả thì vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên đóng vai trò rất quan trong. Vì vậy, Công ty phải thường xuyên đào tạo để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên, năng lực của cán bộ quản lý. Công ty cũng cần tuyển dụng và thường xuyên nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nhân viên quản lý cũng như công nhân trực tiếp sản xuất. Thực hiện chính sách khuyến khích bằng vật chất đối với những cán bộ

công nhân viên hoàn thành tốt công việc đồng thời cũng phải xử lý nghiêm những trường hợp sai trái.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Cty tnhh nn 1 thành viên xnk và đầu tư hà nội ( unimex hà nội). (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w