Các hoạt động phối hợp

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường Nhật Bản (Trang 42 - 44)

III. Thực trạng quản trị hệ thống siêu thị của Chi nhánh

3. Các hoạt động phối hợp

Đối với bất kì một doanh nghiệp nào, mọi hoạt động trong doanh ngiệp đều có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Chính vì vậy không thể

tách rời hoàn toàn hoạt động này với hoạt động kia. Và cũng chính nhờ sự tương tác phối hợp với nhau nên các hoạt động trong một doanh nghiệp luôn được trợ giúp từ các hoạt động khác. Đây chính là khởi nguồn cho thành công của mỗi doanh nghiệp. Nhưng điều gây cản trở khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp khi tiến hành phối hợp các hoạt động với nhau đó là sự đồng nhất giữa các hoạt động. Thường thì mỗi phòng ban trong doanh nghiệp có một nhiệm vụ riêng và cách thức hoạt động, làm việc riêng. Do đó, nếu có thể phối hợp hài hoà các hoạt động với nhau thì hiệu quả thu được sẽ rất tích cực. Tuy nhiên vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, nên bên cạnh hiệu quả thu được nếu có từ việc phối hợp các hoạt động thì hậu quả tiêu cực mà nó mang lại đối với doanh nghiệp nếu phối hợp thất bại cũng sẽ không nhỏ, cụ thể sẽ là sự chồng chéo giữa các hoạt động với nhau, dẫn đến không hoạt động nào có được hiệu quả như mong muốn, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp

Tại Chi nhánh Intimex Hải Phòng, hiện nay tất cả các hoạt động, các phòng ban trong Chi nhánh cũng luôn có sự phối hợp, tương tác với nhau.

Ban giám đốc trực tiếp quản lý tất cả các phòng ban trong Chi nhánh. Bên cạnh đó giữa các phòng ban trong Chi nhánh còn có mối quan hệ chức năng với nhau. Cụ thế hai phòng dịch vụ kho và hệ thống Siêu thị có mối quan hệ chức năng với các phòng còn lại là phòng hành chính tổng hợp, phòng tài chính kế toán, phòng nghiệp vụ kinh doanh. Mọi hoạt động từ hai phòng dịch vụ kho và Hệ thống Siêu thị ngoài chịu sự quàn lý trực tuyến từ ban giám đốc, còn chịu sự chi phối từ các phòng ban khác. Phòng hành chính tổng hợp sẽ quản lý về nhân sự, tài sản vật chất…của

phòng dịch vụ kho và hệ thống Siêu thị. Phòng nghiệp vụ kinh doanh sẽ trục tiếp tìm kiếm nguồn hàng và xây dựng kế hoạch tiêu thụ cũng như các vấn đề khác liên quan tới bán hàng cho phòng dịch vụ kho và hệ thống Siêu thị. Còn phòng tài chính kế toán sẽ quản lý mọi vấn đề liên quan tới nguồn tài chính của Siêu thị. Ngoài ra giữa hai Siêu thị tại hệ thống cũng có sự phối hợp khá linh hoạt và hiệu quả với nhau. Bởi mỗi khu vực địa lý lại có nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Do đó khi một trong hai Siêu thị Minh Khai hoặc Siêu thị Lạch Tray cần bất kì một loại hàng hóa dịch vụ gì hay cần bất kì một sự giúp đỡ nào trong khả năng của Siêu thì còn lại thì Siêu thị còn lại luôn sẵn sàng có sự giúp đỡ phối hợp tốt nhất để mang lại hiệu quả chung cho Chi nhánh. Mối quan hệ trên đã đóng góp không nhỏ vào thành công chung của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường Nhật Bản (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w