Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường Nhật Bản (Trang 31 - 34)

I. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị hệ thống siêu thị của Ch

2. Nhân tố bên ngoài

- Đặc điểm khách hàng, thị trường: Đây chính là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi theo xu hướng ngày càng cao nên nhiệm vụ đặt ra với mỗi doanh nghiệp là làm sao để có thể đáp ứng tốt nhất, thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu làm được điều đó, sự thành công đã ở rất gần doanh nghiệp. Mặt khác, nhu cầu và cách thức tiêu dùng của người tiêu dùng cũng rất đa dạng. Chính vì vậy việc xác định nhóm khách hàng cho mình và xác định cũng như xây dựng một hệ thống quản trị kênh phân phối hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình hoạt động, từ đó giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra. Nhận định được vấn đề trên, trong quá trình phát triển của mình, Chi nhánh đã và đang dần hoàn thiện hệ thống quản trị của mình, đặc biệt là hoạt động quản trị hệ thống Siêu thị. Nhờ đó hệ thống Siêu thị của Chi nhánh ngày càng thể hiện tốt vai trò của mình trong việc thoả mãn nhu cầu khách hàng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các Siêu thị, các hệ thống phân phối khác.

- Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối: Thời điểm những năm 50- 70 của thế kỉ XX, gần như các doanh nghiệp không cần

để ý nhiều tới sụ hoạt động của các doanh nghiệp khác. Mọi sản phâmr làm ra đều được tiêu dùng do cầu thấp hơn cung rất nhiều. Lúc đó, cạnh tranh gần như chưa xuất hiện. Nhưng cho tới thời điểm cuối thế kỉ XX, sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp đã khiến cạnh tranh bắt đầu trở lên gay gắt. Doanh nghiệp không còn quan điểm bán cái mình có mà lúc này để có thể tồn tại, doanh nghiệp phải bán cái mà khách hàng, thị trường cần. Không chỉ thế, sản phẩm của doanh nghiệp phải có khả năng thoả mãn và thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác và có thể tồn tại. từ những năm đầu thế kỉ XXI trở lại đây, với xu thế toàn cầu hoá, thì cạnh tranh không còn ở trong một quốc gia mà giờ là sự cạnh tranh trên toàn thế giới. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung đã quyết liệt như vậy nên cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối càng gay gắt là điều tất yếu. Hiện nay tại hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối như Intimex không còn chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà đối thủ chính của họ lại là các doanh nghiệp tập đoàn phân phối bán lẻ từ nước ngoài như Big C, Metro, G7 max, Hapro, …Chính vì vậy khó khăn đối với các doanh nghiệp như Intimex càng ngày càng nhiều hơn. Do đó việc hoàn thiện các hoạt động nhằm tại ra lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là các hoạt động quản trị hệ thống Siêu thị luôn được Chi nhánh quan tâm. Cho tới thời điểm này, việc từng bước xây dựng và hoàn thiện hoạt động quản trị hệ thống Siêu thị tại Chi nhánh vẫn thường xuyên được tiến hành song song với các hoạt động khác của Chi nhánh trước sự biến đổi không ngừng của thị trường trong nước, thị trường thế giới cũng như sự cạnh tranh “ sống hay là chết” của các doanh nghiệp phân phối

cũng như các doanh nghiệp có liên quan tới phân phối như cung ứng đầu vào, vận chuyển, …

- Chính sách pháp luật của Nhà nước, địa phương: Đây là một yếu tố khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp biết dựa vào các chủ trương, chính sách của nhà nước cũng như địa phương, doanh nghiệp sẽ có những cơ hội nhất định để phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn và có thể là rủi ro nếu đi ngược lại những chủ trương, chính sách của nhà nước và địa phương. Trước tình hình như vậy hoạt động quản trị nói chung và mọi hoạt động khác trong doanh nghiệp ít nhiều đều chịu sự tác động của yếu tố này. Với Chi nhánh Intinmex Hải Phòng cũng không phải là một ngoại lệ. Đặc biệt là vào thời điểm hiện nay khi Chi nhánh đang tập trung phát triển thị trường bán lẻ. Do đó trong hoạt động phân phối bán lẻ của Chi nhánh mà cụ thể là hoạt động kinh doanh Siêu thị chịu sự tác động không nhỏ của các chủ trương, chính sách của nhà nước và địa phương. Chính vì vậy hoạt động quản trị hệ thống Siêu thị của Chi nhánh cần phải được hoàn thiện và có sự chủ động cũng như linh hoạt trong các chủ trương chính sách mà Nhà nước và địa phương ban hành. Nếu hoạt động quản trị hệ thống Siêu thị rơi vào thế bị động trước những chủ trương, chính sách của Nhà nước và địa phương, rất có thể Chi nhánh sẽ phải gánh chịu hậu quả không nhỏ trong tiến trình phát triển của mình.

- Môi trường kinh tế vĩ mô: Sự tác động của môi trường kinh tế vĩ mô ngày nay tới các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ nói riêng cũng không hề nhỏ. Hiện tại cả thị trường đang vận động, một doanh nghiệp kinh doanh trong một lĩnh vực không chỉ chịu sự tác động từ các nhân tố liên quan tới lĩnh vực đó mà còn chịu sự tác động từ toàn thị trường. Chính vì vậy việc luôn

nắm bắt sự thay đổi của thị trường để có những điều chỉnh phù hợp là vô cùng cần thiết. Với Chi nhánh Intimex Hải Phòng, việc Chi nhánh đang kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh Siêu thị, kinh doanh xuất nhập khẩu nên Chi nhánh cũng chịu sự tác động không nhỏ của nền kinh tế vĩ mô. Do đó hoạt động quản trị doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản trị hệ thống Siêu thị phải là hoạt động đi đầu của Chi nhánh trong việc tận dụng những tác động tích cực từ thị trường kinh tế vĩ mô đồng thờì giảm tối đa các tác động tiêu cực cũng như biến các tác động tiêu cực thành những lợi thế của Chi nhánh trong quá trình hoạt động.

- Môi trường kinh tế khu vực và thế giới: Trong thời đại hội nhập toàn cầu hóa như hiện nay, không chỉ có môi trường kinh tế quốc dân tác động tới hoạt động của Chi nhánh mà bên cạnh đó sự tác động của môi trường kinh tế khu vực và thế giới tới hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong đó có hoạt động kinh doanh Siêu thị cũng không phải là nhỏ. Chính quá trình hội nhập dẫn đến sự tham gia thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng của các đối thủ lớn trên thế giới như G7 max, Big C, Metro, Hapro, …Do đó sự tác động này ảnh hưởng trực tiếp tới họat động quản trị hệ thống Siêu thị của Chi nhánh, đòi hỏi hoạt động quản trị hệ thống Siêu thị của Chi nhánh có những biến đổi phù hợp, thích ứng với biến động của thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may VN sang thị trường Nhật Bản (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w