Hoàn thiện định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 73 - 75)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT THĂNG LONG

3.2.1. Hoàn thiện định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng

Tất cả các chi nhánh trong hệ thống NHNo Việt Nam muốn phát triển dịch vụ phải căn cứ vào chiến lược, chủ trương chung của NHNo & PTNT Việt Nam trong từng thời kỳ. Điều đó đã tạo ra một sức ì rất lớn trong phát triển dịch vụ ngân hàng. Sức sáng tạo mở rộng dịch vụ bị hạn chế bởi nếu chi nhánh nào đó có phát hiện ra một dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của công chúng, đem lại lợi ích cho ngân hàng nhưng không nằm trong chủ trương của NHNo & PTNT Việt Nam thì dịch vụ đó cũng không thể ra đời. Chi nhánh NHNo Thăng Long cũng nằm trong tình trạng đó. Tuy nhiên không phải vì thế mà chi nhánh không tìm một hướng đi thích hợp trong phát triển dịch vụ ngân hàng. Bởi phát triển dịch vụ không chỉ là việc mở rộng số lượng dịch vụ mà phát triển dịch vụ còn mang nghĩa là mở rộng đối tượng sử dụng dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng thu từ các dịch vụ. Với nội dung này, chi nhánh có thể thực hiện phát triển dịch vụ theo hướng: Cải tiến và khai thác các dịch vụ mà ngân hàng đang triển khai nhằm đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Mở rộng dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Theo tinh thần đó, trong thời gian tới, chi nhánh cần hoàn thiện định hướng phát triển dịch vụ, trong đó tập trung phát triển các dịch vụ như sau:

Chi nhánh cần triển khai nhanh chóng hình thức thấu chi tài khoản của khách hàng. Đây là hình thức cho vay đã được NHNo & PTNT Việt Nam chỉ đạo thực hiện. Muốn thực hiện dịch vụ này, chi nhánh cần tiến hành đánh giá,

sắp xếp lại các khách hàng, cung cấp cho khách hàng đủ điều kiện (qua hệ thống tiêu chí xếp loại) một hạn mức thấu chi nhất định.

Thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm xã hội qua tài khoản ATM và chuyển lương hưu vào tài khoản cá nhân cho người hưởng bảo hiểm xã hội. Để thực hiện dịch vụ này, chi nhánh cần nghiên cứu qui trình chi trả BHXH tới đối tượng hưởng BHXH để có cách tiếp cận và triển khai dịch vụ này. Đây là dịch vụ mà chi nhánh hoàn toàn có thể chủ động thực hiện và có tính khả thi. Tuy nhiên chi nhánh cần nghiên cứu đưa ra đề án cụ thể thực hiện dịch vụ này, kể cả những phát sinh, khó khăn khi thực hiện việc chi trả BHXH qua tài khoản ATM. Bởi vì đối tượng hưởng BHXH chủ yếu là những người về hưu, già yếu? Chắc chắn sẽ có những người không thể sử dụng thẻ ATM để nhận tiền BHXH. Trong trường hợp đó ngân hàng có thể xử lý bằng cách như: thực hiện uỷ quyền nhận BHXH qua việc sử dụng thẻ ATM, lĩnh tiền qua tài khoản tại ngân hàng…

Chi nhánh cần nghiên cứu địa bàn, địa điểm đặt máy ATM để có thể bố trí máy ATM nằm xuyên tường nhằm phục vụ khách hàng 24/24 giờ.

Nhanh chóng thực hiện dịch vụ thu tiền qua tài khoản cho các ngành: điện lực, cấp nước. Để thực hiện dịch vụ này ngân hàng cần tiến hành làm việc với điện lực, công ty cấp nước sạch để thoả thuận cách thức thanh toán, chuyển tiền qua chi nhánh như đã áp dụng thanh toán cước điện thoại cho Bưu điện.

Ngân hàng tiếp tục đặt mối quan hệ với các cơ quan, doanh nghiệp để thực hiện dịch vụ chi trả lương cho cán bộ công nhân viên chức qua tài khoản ATM. Trước hết để có thể thu hút được khách hàng, ngân hàng cần tìm hiểu nhu cầu khách hàng để có chính sách cụ thể đối với từng khách hàng. Thực tế cho thấy khách hàng thường xuyên yêu cầu phí dịch vụ thấp, hệ thống dịch vụ đầy đủ và có chất lượng cao.

Chi nhánh cần nâng cấp hệ thống đường truyền tới trung tâm công nghệ thông tin NHNo & PTNT Việt Nam, trang bị thiết bị leadline thay vì sử dụng

môdem xử lý dữ liệu chậm và hay lỗi như hiện nay. Điều này thuộc khả năng xử lý của chi nhánh để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng.

Nghiên cứu qui trình nghiệp vụ nhằm thực hiện triệt để giao dịch 1 cửa, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Hiện nay, chi nhánh đã thực hiện giao dịch 1 cửa, các teller (giao dịch viên) thực hiện khép kín qui trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo khách hàng chỉ phải giao dịch với 1 cán bộ thay phải qua nhiều cửa, nhiều khâu như trước đây. Tuy nhiên, tại chi nhánh vẫn xuất hiện nhiều trường hợp khách hàng vay làm thủ tục vay tiền tại phòng tín dụng nhưng nhận tiền vay tại phòng ngân quỹ. Bởi theo qui định của chi nhánh các teller được cấp hạn mức giao dịch và hạn mức tồn quỹ, nếu số tiền giao dịch vượt quá số tiền hạn mức thì khách hàng phải xuống bộ phận ngân quỹ nhận tiền. Như vậy, việc thực hiện giao dịch 1 cửa là chưa triệt để. Do vậy, nếu vẫn tiếp tục qui định hạn mức giao dịch như hiện nay, ngân hàng cần đưa ra qui trình sao cho khách hàng chỉ phải giao dịch tại 1 cửa.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w