Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thuỷ (Trang 30 - 32)

Năm 2005 là năm NHNo & PTNT huyện Cẩm Thuỷ có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định định. Chất lượng kinh doanh tốt hơn các năm trước, quy mô phù hợp với yêu cầu mới và đặc biệt là sự đổi mới trong tư duy kinh doanh của cán bộ công nhân viên, biết chỉ đạo, điều hành và khai thác sức mạnh quần chúng.

Biểu 1: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT huyện Cẩm Thuỷ. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh 05/ 04 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) (+,-) TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 53630 100 63.929 100 +10.299 +19.2 I.Phân theo kỳ hạn

1.Tiền gửi không kỳ hạn

1.470 3,8 6.190 9.2 +4.720 +321,1

2.Tiền gửi dưới 12

tháng 10.630 19,2 11.744 18,5 +1.114 +10,5 3.TG có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng 39.430 73,5 40.935 64,5 +1.505 +3,8 4.Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng 2.100 3,5 5.060 7,8 +2.960 +140 II.Phân theo khách hàng

1.Tiền gửi dân cư 36.586 68,4 45.625 71,3 +9.039 +24,8

2.Tiền gửi tổ chức

kinh tế 17.044 31,6 48.304 28,7 +1.260 +7,3

III.Phân theo loại tiền

1.Tiền gửi nội tệ 51.630 96,2 60.429 94,4 +8.799 +17,0

2.Tiền gửi ngoại tệ 2.000 3,8 3.500 5,6 +1.500 +75

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004 -2005 của Chi nhánh )

Qua biểu trên cho thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng No & PTNT Cẩm Thuỷ liên tục tăng qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2005 so với năm 2004 tăng 10299 triệu, đạt tỷ lệ 19,2%. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn năm 2005 tăng 4720 triệu so với năm 2004, từ 3,8% năm 2004 lên 9,2% năm

2005. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng đặc biệt chiếm ưu thế trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2004 là 39.430 triệu và cho đến tháng 12 năm 2005 đạt 40.935 triệu.

Thời gian gần đây, tiền gửi tổ chức kinh tế cũng có xu hướng gia tăng. Từ 68,4% năm 2004 lên 71,3% năm 2005, tăng 24,8%.Nguồn tiền này hết sức cần thiết vì nhờ đó mà Chi nhánh có thể xử lý một cách linh hoạt lãi xuất cho vay ở địa bàn cạnh tranh gay gắt. Tiền gửi nội tệ cũng chiếm ưu thế cao. Năm 2005 tăng 8.799 triệu so với năm 2004, đạt tỷ lệ 17%. Trong những năm qua, hoạt động huy động nguồn vốn được Ngân hàng No & PTNT Cẩm Thuỷ rất quan tâm nhằm tạo đủ nguồn vốn để chủ động trong công tác đầu tư tín dụng. Là một Ngân hàng cấp huyện duy nhất trong tỉnh lo được đủ nguồn vốn, không phải sử dụng nguồn vốn của cấp trên và mặc dù Ngân hàng Cẩm Thuỷ thuộc địa bàn có cạnh tranh về lãi xuất vì gần khu vực Thị xã Bỉm Sơn có 3 Ngân hàng thương mại thường huy động với lãi xuất cao hơn nhưng tập thể Chi nhánh Cẩm Thuỷ đã có nhiều giải pháp để tích cực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Một số giải pháp cơ bản đó là :

- Đa dạng hoá các loại hình huy động tiền gửi. Đối với khách hàng có số tiền gửi lớn thì lập tờ trình để xin Ngân hàng No& PTNT Thanh Hoá lãi xuất hoạt động cao hơn (Bằng với khu vực thị xã, thành phố ) Do vậy đã thu hút được những món tiền gửi lớn.

- Thông qua đội ngũ cán bộ tín dụng, thông qua hệ thống truyền thanh để tuyên truyền rộng rãi về chính sách và thể thức huy động vốn hiện hành.

- Giao chỉ tiêu huy động nguồn vốn đến từng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng, gắn với công tác khoán tài chính và phân phối thu nhập.

- Thực hiện tốt việc khuyến mại đối với người gửi tiền theo từng đợt do Ngân hàng cấp tỉnh quy định.

- Cải tiến lề lối làm việc đối với cán bộ giao dịch: Hoà nhã, vui vẻ với khách hàng, kịp thời và chính xác về số liệu.

- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong công tác huy động vốn đến từng bộ phận, từng cán bộ, khen thưởng kịp thời gương điển hình tiên tiến.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thuỷ (Trang 30 - 32)