Quy trình cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thuỷ (Trang 37 - 43)

Tại hầu hết các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, cho vay tiêu dùng vẫn được thực hiện theo kỹ thuật truyền thống, gồm các bước sau:

 Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng.

 Bước 2: Thẩm định cho vay.

 Bước 3: Nhân viên tín dụng lập hợp đồng tín dụng và giải ngân.

 Bước 4: Theo dõi trả nợ vay và xử lý nợ quá hạn.

Trong đó, bớc thẩm định của Ngân hàng sẽ dựa vào những thông tin mà khách hàng cung cấp, sau đó cán bộ tín dụng tẩm định lại độ chính xác những

thông tin đó. Thời gian để thẩm định xong một đơn xin vay kéo dài không những làm cho Ngân hàng tốn kém chi phí mà còn làm cho khách hàng còn phải mất nhiều thời gian để chờ đợi.

Hiện nay, rất nhiều Ngân hàng trên thế giới sử dụng hệ thống tính điểm tín dụng để đánh giá đơn xin vay cuả khách hàng để từ đó ra quyết định có cho khách hàng vay hay không.

Hệ thống tính điểm tín dụng thường dựa trên cơ sở các mô hình đặc biệt hoặc một số kỹ thuật có liên quan như mô hình trung thực..., trong đó một vài biến số sẽ được kết hợp lại để đánh giá về điểm số cho mỗi lá đơn yêu cầu của khách hàng. Nếu lá đơn đó đạt trên mức điểm giới hạn thì nó gần như sẽ được thông qua trừ trường hợp có những thông tin không bình thường. Ngược lại, nếu lá đơn đó đạt điểm thấp hơn mức giới hạn thì lá đơn đó gần như bị bác bỏ trừ trường hợp có yếu tố giảm nhẹ.

Hệ thống tính điểm thường lựa chọn từ 7 đến 12 yếu tố từ đơn xin vay của khách hàng và đánh giá mỗi khoản mục bằng cách cho điểm từ 1 đến 10.

Các yếu tố cho việc dự đoán chất lượng tín dụng: + Thành phần lao động:

- Thuộc khu vực Nhà nước: 6

- Thuộc khu vực ngoài quốc doanh: 4

- Lao động tự do : 2

+ Nghề nghiệp hay loại công việc của khách hàng

- Chuyên nghiệp hoặc điều hành kinh doanh: 10

- Cán bộ trong khu vực nhà nước 8

- Nhân viên văn phòng: 5

- Công nhân kỹ thuật: 5

- Công nhân không có chuyên môn: 3

- Nhân viên làm việc nửa thời gian: 1 + Tình trạng về nhà cửa

- Có nhà riêng: 6

- Sống chung với cha mẹ hoặc họ hàng: 2 - Thuê nhà:2 + Xếp loại về chất lượng tín dụng là: - Rất tốt: 10 - Trung bình: 5 - Không có hồ sơ: 0

+ Thời gian công tác tại nơi làm việc hiện tại:

- Từ 5 năm trở lên: 6

- Từ 3 đến 5 năm: 5

- Từ 1 đến 3 năm: 2

+ Thời gian sống ở nơi ở hiện nay:

- Hơn 3 năm: 4

- Từ 3 năm trở xuống: 2 + Có điện thoại ở nơi ở không:

- Có: 2

- Không; 0

+ Số người ăn theo:

- Không: 3

- Từ 1 đến 2 người: 4

- Lớn hơn 2 người: 2

+ Tài khoản đã mở tại Ngân hàng:

- Cả tài khoản tiết kiệm và giao dịch: 4

- Chỉ có tài khoản tiết kiệm: 3

- Chỉ có tài khoản giao dịch: 2

- Không có: 0

+ Có kinh tế phụ gia đình hay đầu tư trung dài hạn

- Có: 4

- Không: 0

+ Có người thừa kế:

- Không: 0

+ Có quan hệ với các tổ chức tín dụng khác:

- Có: 0

- Không: 2

Điểm tối đa mà khách hàng có thể nhận được từ hệ thống tính điểm 12 yếu tố nêu trên là 60 điểm, điểm thấp nhất là 10. Giả định rằng Ngân hàng sẽ chọn mức giới hạn điểm cho vay là 35 thì:

Những người có điểm số từ 36 điểm trở lên thì Ngân hàng sẽ cho vay theo một mức tín dụng nhất định nào đó.

Những người có số điểm nằm trong khoản 30-35, Ngân hàng cần xem xét kỹ xem có những yếu tố giảm nhẹ nào không. Từ đó có thể ra quyết định cho vay hoặc không cho vay.

Những người có điểm số từ 30 điểm trở xuống thì Ngân hàng sẽ từ chối đơn xin vay.

Như vậy, từ những yếu tố và kết luận của hệ thống tính điểm đã được nêu ra thì ta thấy rằng phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm như sau: * Về ưu điểm của hệ thống tính điểm:

+ Thứ nhất: hệ thống tính điểm có thể giải quyết nhanh chóng một số lượng lớn yêu cầu mà không cần nhiều sức người, điều đó sẽ làm giảm chi phí hoạt động và đánh giá có hiệu quả thay thế chi việc sử dụng cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm. Đồng thời nó còn giúp giảm bớt những khoản nợ khó thu hồi. + Thứ hai: Hệ thống tính điểm giúp rút ngắn thời gian xét duyệt đơn của khách hàng. Thời gian xét duyệt có thể giảm từ vài giờ xuống còn vài phút, hoặc từ vài tuần xuống còn vài ngày. Không những thế hệ thống tính điểm này còn hoàn toàn loại bỏ được những đánh giá mang tính cá nhân về khách hàng, độ chính xác của kết quả tương đối cao.

* Về nhược điểm của hệ thống tính điểm: Do hệ thống tính điểm được thực hiện theo một nguyên tắc nên nó cũng có những nhược điểm nh sau:

+ Thứ nhất: Ngân hàng có thể mất đi một số đối tượng khách hàng, những người có hoàn cảnh đặc biệt mà trong đơn xin vay không phản ánh được.

+ Thứ hai: Hệ thống điểm là tập hợp những tiêu thức về khách hàng ở hiện tại và quá khứ nên nó không phản ánh được chất lượng tín dụng trong tương lai của khách hàng.

Để hạn chế những nhược điểm này của hệ thống tính điểm tín dụng, các Ngân hàng nên thường xuyên kiểm tra và xét lại hệ thống tiêu thức mà Ngân hàng đa ra để tính điểm và mức điểm cho mỗi chỉ tiêu nhỏ cũng cần được thay đổi thường xuyên để cho phù hợp với sự biến đổi của nền kinh tế và với phong cách sống của người dân. Bởi vì một hệ thống đánh giá tín dụng không linh hoạt sẽ là mỗi đe doạ nguy hiểm cho chiến lược phát triển tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng trong cộng đồng dân cư mà Ngân hàng đang phục vụ, hoặc mang lại rủi ro tín dụng không đáng có trong hoạt động của Ngân hàng. Các loại hình cho vay tiêu dùng mà chi nhánh cung cấp khá phong phú, bao gồm tất cả các loại hình cho vay tiêu dùng đã được đề cập tại chương I như: Cho vay tiêu dùng cư trú, cho vay tiêu dùng phi cư trú, cho vay tiêu dùng trả góp, cho vay tiêu dùng phi trả góp, cho vay tiêu dùng tuần hoàn, cho vay tiêu dùng trực tiếp, cho vay tiêu dùng gián tiếp,... Trong đó nổi bật lên là hai hình thức:

- Cho vay tiêu dùng trả góp không có bảo đảm tài sản đối với cán bộ công nhân viên.

- Cho vay tiêu dùng trả góp có tài sản bảo đảm đối với cán bộ công nhân viên.

2.2.4.1. Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp không có bảo đảm tài sản đối với cán bộ công nhân viên

- Đối tượng vay vốn:

Đối tượng vay vốn của loại hình cho vay này chủ yếu là những cán bộ công nhân viên chức có thu nhập ổn định như: cán bộ, công nhân, công chức, viên chức, giáo viên. Họ đều là công dân Việt Nam có năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Cụ thể:

+ Cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại các đơn vị sản xuất kinh doanh (các doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần vốn chủ sở hữu của nhà nước).

+ Cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp (trường học, bệnh viện).

+ Cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại các đơn vị an ninh, quốc phòng và các cán bộ công nhân viên thuộc các tổ chức khác do phòng tín dụng nơi cho vay xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm.

- Điều kiện vay vốn:

+ Người vay phải có hộ khẩu thường trú tại Cẩm thuỷ

+ Phải có phương án trả nợ, có nguồn trả nợ: lương, trợ cấp, thu nhập khác. + Có mục đích sử dụng vốn hợp pháp.

+ Tổ chức nơi người vay làm việc cam kết trích thu nhập hàng tháng trả cho Ngân hàng khi người vay không trả được nợ theo thoả thuận.

+ Có giấy xác nhận của cơ quan quản lý và chi trả thu nhập. - Hồ sơ vay vốn bao gồm:

+ Đơn đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (mẫu in sẵn của Ngân hàng) + Bản sao Hợp đồng lao động của người vay vốn.

+ Giấy CMND, bản sao hộ khẩu thường trú.

+ Giấy xác nhận của tổ chức quản lý và chi trả lương nơi người xin vay vốn đang làm việc. Chứng nhận về việc làm, thời gian công tác, hệ số lương.

- Thủ tục vay vốn:

+ Tiếp nhận hồ sơ: Người vay hoặc người đại diện tại đơn vị trực tiếp mang hồ sơ vay vốn nộp cho Ngân hàng. Nhân viên tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ, sau khi kiểm tra thấy hợp lệ và đầy đủ sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ và hẹn ngày thẩm tra hồ sơ vay vốn.

+ Thẩm định cho vay: Nhân viên tín dụng sẽ thẩm định lại những thông tin mà khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn. Nếu các thông tin đó là đúng và phù hợp với các quy định cho vay của Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ tiến hành cho vay. Nếu không đồng ý cho vay thì phải trả lời bằng văn bản.

+ Giải ngân: Phòng tín dụng quyết định cho vay và nhân viên tín dụng hẹn lịch giải ngân với khách hàng.

+ Theo dõi khoản vay, thu nợ hoặc xử lý khoản nợ vay trả trước hạn hoặc quá hạn( nếu có phát sinh).

- Các thông tin khác về khoản vay:

+ Mức cho vay: Phải phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của người vay

+ Thời hạn cho vay: Thời hạn tối đa 5 năm và không dài hơn thời hạn lao động còn lại trong hợp đồng lao động, thời hạn công tác trước nghỉ hưu.

+ Lãi suất cho vay: Được áp dụng theo biểu lãi suất cho vay của Ngân hàng. Lãi được trả hàng tháng.

+ Lịch trả nợ: Ngân hàng thực hiện thu nợ gốc định kỳ theo sự thoả thuận giữa Ngân hàng với khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thuỷ (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w