Kế toán trả lãi tài khoản tiền gửi thanh toán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 25 - 27)

Hàng tháng (vào ngày cuối thấng), kế toán tính và trả lãi các tài khoản tiền gửi thanh toán. Số lãi này được nhập vào tài khoản của chủ tài khoản (lãi nhập gốc – lãi kép).

Lãi được tính theo phương pháp tích số: Số tiền lãi

Trong tháng = Tổng tích số tính lãi trong tháng x Lãi suất tháng 30 ngày

Trong đó:

Tổng tích số lãi trong tháng = Σ Số dư có Tài x Số ngày dư có

Khoản thanh toán thực tế trong tháng

Việc tính lãi được tiến hành trên bảng kê số dư để tính tích số, bảng này kiêm chứng từ hạch toán thu lãi.

Bảng kê số dư tính lãi do các thanh toán viên giữ tài khoản Tiền gửi của khách hàng lập. Trường hợp đã áp dụng chương trình tính lãi thì bảng kê này do máy tính lập.

Hạch toán: Nợ : TK chi phí chi trả lãi tiền gửi

Có : TK Tiền gửi thanh toán của khách hàng 1.2.4.2 Kế toán tiền gửi có kỳ hạn

1.2.4.2.1 Kế toán nhận tiền gửi:

- Căn cứ vào giấy nộp tiền, kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính. Hạch toán:

Nợ : TK Tiền mặt

Có : TK Tiền gửi có kỳ hạn theo hai trường hợp: - TK Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng

- TK Tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

- Khách hàng trích tài khoản Tiền gửi không kỳ hạn chuyển sang tài khoản Tiền gửi có kỳ hạn. Căc cứ UNC kế toán ghi:

Nợ : TK Tiền gửi không kỳ hạn Có : TK Tiền gửi có kỳ hạn

1.2.4.2.2 Kế toán chi trả tiền gửi:

Khác với tài khoản Tiền gửi không kỳ hạn, khi khách hàng rút tiền ở tài khoản Tiền gửi có kỳ hạn phải rút trọn số tiền của kỳ hạn.

- Khách hàng rút tiền mặt: Khách hàng lập giấy lĩnh tiền mặt, kế toán căn cứ giấy lĩnh tiền ghi:

Nợ : TK Tiền gửi có kỳ hạn thích hợp Có : TK Tiền mặt

- Khách hàng chuyển vào tài khoản Tiền gửi không kỳ hạn: Khách hàng làm giấy đề nghị chuyển tiền từ tài khoản Tiền gửi có kỳ hạn sang tài khoản Tiền gửi không kỳ hạn. Căn cứ vào giấy đề nghị của khách hàng, kế toán lập chứng từ, hạch toán:

Nợ : TK Tiền gửi có kỳ hạn thích hợp Có : TK Tiền gửi không kỳ hạn

1.2.4.2.3 Kế toán trả lãi tiền gửi có kỳ hạn:

Việc trả lãi Tiền gửi có kỳ hạn cho người gửi tiền được thực hiện khi đáo hạn. Tuy nhiên, để phản ánh đều đặn số chi trả lãi trong mọt thời gian của kỳ hạn thì hàng tháng ngân hàng tiến hành tính lãi và hạch toán vào tài khoản “ Tiền lãi cộng dồn dự trả “. Khi đáo hạn người gửi tiền rút gốc, kế toán hạch toán trả lãi cho khách hàng từ tài khoản “ Tiền lãi cộng dồn dự trả “.

Lãi tiền gửi có kỳ hạn được tính theo phương thức thu theo món ( lãi đơn): Tiền lãi = Số tiền gửi vào x Thời gian gửi x Lãi xuất tiền gửi

Sau khi tính lãi được số lãi phải trả, kế toán lập chứng từ, hạch toán: Nợ : TK chi phí trả lãi

Có : TK Tiền lãi cộng dồn dự trả

Khi khách hàng đến lĩnh lãi ( cùng gốc), kế toán lập phiếu chi, hạch toán: Nợ TK Tiền lãi cộng dồn dự trả

Có TK Tiền mặt ( Hoặc TK Tiền gửi không kỳ hạn) 1.2.4.3 Kế toán Tiền gủi tiết kiệm:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w