Kế toán phát hành giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 32)

1.2.4.4.1 Kế toán phát hành GTCG theo mệnh giá a. Kế toán phát hành GTCG trả lãi sau

Khi phát hành, khách hàng phải trả tiền để mua giấy tờ có giá theo mệnh giá, để khi đáo hạn khách hàng sẽ nhận được Số tiền = Mệnh giá + Lãi nắm giữ GTCG

* Giai đoạn phát hành

Ngân hàng bán GTCG cho khách hàng, có thể nhận bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Hạch toán:

Nợ : - TK thích hợp

Có : - TK mệnh giá GTCG

*. Hàng tháng, kế toán tính lãi và hạch toán vào tài khoản “ Tiền lãi cộng dồn dự trả”:

Nợ : TK Chi trả lãi phát hành GTCG Có : TK Lãi phải trả về phát hành GTCG *. Giai đoạn thanh toán GTCG

Các loại giấy tờ có giá được thanh toán khi hết kỳ hạn gửi. Khi khách hàng đến lĩnh tiền, kế toán làm thủ tục tất toán sổ kỳ phiếu, trái phiếu của khách hàng để lưu vào tập nhạt ký chứng từ, Hạch toán:

- Trả gốc: Căn cứ giấy lĩnh tiền, kế toán ghi: Nợ : TK mệnh giá GTCG

Có : TK Thích hợp

Có : TK Thích hợp

b. Kế toán phát hành GTCG trả lãi trước * Giai đoạn phát hành

Khách hàng trả tiền mua giấy tờ có giá theo Số tiền = Mệnh giá - Lãi cho ngân hàng có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Kế toán hạch toán :

Nợ : - TK Thích hợp

Nợ : - TK Chi phí chờ phân bổ Có : - TK mệnh giá GTCG

* Hàng tháng, kế toán phân bổ số lãi vào tài khoản chi phí :

Hạch toán :

Nợ : TK Chi trả lãi phát hành GTCG Có : TK Chi phí chờ phân bổ

* Giai đoạn thanh toán GTCG

Căn cứ vào giấy lĩnh tiền, kế toán ghi : Nợ : TK Kỳ mệnh giá GTCG Có : TK Thích hợp

1.2.4.4.3 Kế toán phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu a . Loại trả lãi trước :

Khoản lãi này cùng với khoản chiết khấu được khấu trừ vào mệnh giá GTCG, người mua GTCG chỉ phải nộp số tiền chênh lệch.

Số tiền trả lãi được hạch toán vào tài khoản chi phí chờ phân bổ, từng định kỳ sẽ phân bổ vào TK 803 cùng với khoản chiết khấu trong kỳ.

* Tại thời điểm phát hành GTCG Nợ : TK thích hợp

Nợ : TK chiết khấu GTCG Nợ : TK chi phí chờ phân bổ Có : TK mệnh giá GTCG

* Hàng tháng phân bổ lãi và khoản chiết khấu trong kỳ Nợ : TK chi trả lãi phát hành GTCG

Có : TK chi phí chờ phân bổ Có : TK chiết khấu GTCG

b. Loại trả lãi sau : Hàng tháng phải hạch toán dự trả lãi trong kỳ cùng với phân bổ chiết khấu trong kỳ. Khi thanh toán GTCG sẽ trả lãi cho khách hàng cùng gốc.

* Tại thời điểm phát hành GTCG Nợ : TK thích hợp

Nợ : TK chiết khấu GTCG Có : TK mệnh giá GTCG

* Hàng tháng phân bổ lãi và khoản chiết khấu Nợ : TK chi trả lãi phát hành GTCG Có : TK lãi phải trả về phát hành GTCG Có : TK chiết khấu GTCG * Đến hạn thanh toán GTCG Nợ : TK mệnh giá GTCG Nợ : TK lãi phải trả về phát hành GTCG Có : TK thích hợp

1.2.4.4.4 Kế toán phát hành giấy tờ có giá có phụ trội a. Loại trả lãi trước :

* Kế toán tại thời điểm phát hành GTCG Nợ : TK thích hợp

Nợ : TK chi phí chờ phân bổ Có : TK phụ trội GTCG Có : TK mệnh giá GTCG

* Hàng tháng phân bổ lãi theo định kỳ vào TK chi phí Nợ : TK trả lãi phát hành GTCG

Có : TK chi phí chờ phân bổ

Đồng thời kế toán phân bổ khoản phụ trội trong kỳ Nợ : TK phụ trội GTCG

Có : TK trả lãi phát hành GTCG * Kế toán thanh toán GTCG có phụ trội Nợ : TK mệnh giá GTCG Có : TK thích hợp

b. Loại trả lãi sau :

* Kế toán tại thời điểm phát hành GTCG Nợ : TK thích hợp

Có : TK phụ trội GTCG Có : TK mệnh giá GTCG

* Kế toán phân bổ khoản phụ trội trong kỳ Nợ : TK phụ trội GTCG

Có : TK trả lãi phát hành GTCG Kế toán dự trả lãi trong kỳ

Nợ : TK trả lãi phát hành GTCG

Có : TK lãi phải thu về phát hành GTCG * Kế toán trả lãi cho khách hàng khi đến hạn thanh toán Nợ : TK mệnh giá GTCG

Nợ : TK lãi phải trả về phát hành GTCG Có : TK thích hợp

Tóm lại, chương 1 đã nêu khái quat lý luận về hoạt động kinh doanh của NHTM, về nguồn huy động – Nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong kinh doanh của NHTM. Những trình bầy trong chương này chỉ rõ vốn huy động có vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết định quy mô kinh doanh, tới năng lực cạnh tranh, tới khả năng thanh toán của Ngân hàng và do vậy góp phần không nhỏ vào sự tồn tại phát triển của Ngân hàng. Những nhận thức, lý

luận trong chương 1 làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁNHUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w